[Top 3] Plugin tích hợp cổng thanh toán vào website WordPress bán hàng WooCommerce

Tại sao phải tích hợp cổng thanh toán vào website

Tích hợp cổng thanh toán vào website là cách đơn giản để khách hàng có thể dễ dàng mua sắm và thanh toán nhanh chóng trực tiếp cho người bán. Hầu hết, các website bán hàng online hiện nay đều tích hợp thanh toán visa vào website.

Khi người dùng mua hàng, chấp nhận thanh toán và sử dụng dịch vụ thanh toán online, người bán sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí thuê nhân công cho mỗi giao dịch. Nó cũng làm tăng tỉ lệ mua hàng, giảm hủy đơn, quay vòng vốn nhanh chóng cho mỗi đơn hàng.

Với các trang web wordpress Sử dụng WooCommerce để bán hàng, việc tích hợp cổng thanh toán bằng cách sử dụng plugin là một trong những giải pháp tối ưu và nhanh chóng.

Nếu bạn quyết định tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào website của mình để tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng được thuận tiện, suôn sẻ. Hãy cân nhắc lựa chọn cổng thanh toán nào cho phù hợp với sản phẩm bạn đang kinh doanh.

Một khi đã tích hợp thanh toán online vào website có nghĩa là bạn cần đảm bảo sự an toàn và bảo mật các thông tin của khách hàng để tránh bị lừa đảo, đánh cắp thông tin. Tất cả các thông tin quan trọng như: tên, số tài khoản, số thẻ tín dụng, ngày hết hạn,… đều cần được tuyệt đối bảo mật. Website của bạn cần được mã hóa với các chứng chỉ bảo mật đạt tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu SSL.

Cơ chế hoạt động khi tích hợp cổng thanh toán vào website

Nhiệm vụ chính của cổng thanh toán trực tuyến trên website là xử lý thông tin tài khoản thanh toán của khách hàng rồi trả kết quả về website của bạn.

  1. Khách hàng nhấn nút đặt hàng. Trình duyệt mã hóa chi tiết thanh toán và gửi chúng đến máy chủ web của người bán thông qua kết nối SSL.
  2. Người bán gửi các chi tiết này đến một cổng thanh toán thông qua kết nối SSL được mã hóa.
  3. Cổng thanh toán sẽ gửi thông tin đến bộ xử lý thanh toán, sau đó, chuyển tiếp thông tin đó đến các cổng thanh toán mà website đã tích hợp sẵn (Visa, MasterCard, Paypal v.v.).
  4. Ngân hàng phát hành thẻ tín dụng/Ví trung gian nhận được yêu cầu ủy quyền và gửi mã phản hồi lại cho bộ xử lý thanh toán. Mã phản hồi chứa thông tin về trạng thái giao dịch (được phê duyệt hoặc không phê duyệt) và mã lỗi trong trường hợp giao dịch không thành công (không đủ tiền, v.v.).
  5. Bộ xử lý thanh toán gửi mã phản hồi đến cổng thanh toán và từ đó, nó được chuyển tiếp trở lại trang web.
  6. Trang web hiển thị một thông điệp đến khách hàng là đã thành công hoặc không thành công cho giao dịch.

Toàn bộ quá trình thanh toán trực tuyến trên website chỉ mất 2-3 giây!

Các hình thức tích hợp cổng thanh toán vào website phổ biến hiện nay

Tích hợp cổng thanh toán trực tuyến vào website phổ biến dưới 2 hình thức chính:

  • Tích hợp thanh toán qua kênh thanh toán trực tuyến trung gian
  • Thanh toán qua liên kết với các tổ chức tín dụng

1. Tích hợp cổng thanh toán qua Kênh thanh toán trực tuyến trung gian

Việc tích hợp cổng thanh toán online vào website qua các kênh thanh toán do bên trung gian cung cấp đã có từ lâu. Hình thức này yêu cầu khách hàng phải đăng ký tài khoản của bên trung gian từ trước, nó đóng vai trò như 1 ví điện tử giúp thanh toán nhanh chóng cho các giao dịch.

Một số cổng thanh toán trung gian phổ biến ở Việt Nam hiện nay: Momo, Payoo, VNPay, Zalopay, Viettelpay, Airpay, Viettelpay, Paypal

tích hợp cổng thanh toán vào website

2. Tích hợp cổng thanh toán vào website qua liên kết các tổ chức tín dụng

Hình thức Tích hợp thường thấy nhất là thẻ tín dụng quốc tế và thẻ nội địa bao gồm thẻ Visa, thẻ Master. Ngoài ra, người dùng sử dụng thẻ ngân hàng nội địa có sử dụng Internet Banking cũng có thể thoải mái thanh toán nhanh chóng khi mua hàng online.

Tích hợp cổng thanh toán banking vào website

Hướng dẫn cài plugin tích hợp cổng thanh toán vào website wordpress bán hàng sử dụng woocommerce

Sau đây mình sẽ giới thiệu một số plugin tích hợp cổng thanh toán cho wordpress bán hàng đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

1. Plugin Thanh Toán Quét Mã QR – Momo,Zalo Pay,Moca Grab, AirPay

Plugin Tích hợp cổng thanh toán vào website wordpress

Ưu điểm:

  • Miễn phí
  • Hổ trợ hầu hết nền tảng thanh toán như Momo, ZaloPay, GrabMoca, AirPay
  • Giao dịch nhanh bật app quét là tiền về
  • Không cần có giấy phép kinh doanh, thanh toán hoàn toàn bằng tài khoản cá nhân
  • Không tốn phí giao dịch thanh toán
  • Thanh toán tiện lợi, nhanh chóng
  • Hổ trợ quét mã trên Desktop và cả Mobile

Hướng dẫn cài đặt:

  • Bước 1: Cài plugin
  • Bước 2: Vào Woocommerce -> Setting -> Payment
  • Bước 3: Chọn các cổng thanh toán Quét Mã để tạo mã QR Code trong phần thanh toán trên website

Plugin tích hợp cổng thanh toán vào website

2. Plugin thanh toán wordpress xMomo

Ưu điểm:

  • Tự động xử lý đơn hàng mà không phải xác nhận bằng tay (phù hợp với shop bán sản phẩm số như hosting, ebook, phần mềm, theme, khóa học online,…)
  • Không cần đăng ký MoMo với tư cách doanh nghiệp – nhận thanh toán bằng tài khoản cá nhân
  • Tự động tạo QR code cho đơn hàng để khách hàng có thể quét từ MoMo và thanh toán nhanh chóng
  • Thêm lời nhắc khách hàng điền ghi chú vào đơn hàng để biết được thanh toán đó là cho đơn hàng nào
  • Có thể thiết lập tự động giảm giá theo % khi thanh toán bằng MoMo

Nhược điểm:

  • Chỉ hỗ trợ chủ web dùng MoMo trên IOS (iPhone, iPad), không hỗ trợ Android
  • Chi phí mua plugin cao

Hướng dẫn cài đặt:

  • Bước 1: Cài đặt plugin xMomo Payment vào wordpress
  • Bước 2: Vào menu WooCommerce -> Thiết lập. Sau đó chọn tab Thanh toán và click vào Cài đặt ở phương thức thanh toán xMomo Payment sẽ thấy bảng thiết lập như sau.

Plugin tích hợp cổng thanh toán vào website

Trong đó:

  • Bật/tắt: Tích vào để kích hoạt phương thức thanh toán qua Momo.
  • Tiêu đề cổng thanh toán: Tên hiển thị phương thức thanh toán ở phần thanh toán
  • Thông báo khách hàng: Nhập vào thông tin mô tả về phương thức thanh toán
  • Trạng thái đơn hàng sau khi đặt: Bạn có thể thiết lập thành “Đã hoàn thành” để tự động kích hoạt đơn hàng sau khi khách thanh toán.
  • Cú pháp thanh toán: Nội dung ghi chú khi thanh toán để xác định được thanh toán cho đơn hàng nào. Trong đó %ORDERID% – mã đơn hàng, %AMOUNT% – số tiền thanh toán.
  • Tài khoản Momo: Là số điện thoại tài khoản Momo cá nhân.
  • Họ tên đầy đủ: Là họ tên hiển thị trong tài khoản Momo của bạn.
  • Địa chỉ email: Là địa chỉ email liên kết với tài khoản Momo.
  • Tên file chứa dữ liệu: Là tên file để chứa dữ liệu giao dịch trên Momo

3. Momo Payment For WooCommerce – Plugin thanh toán wordpress

Ưu điểm:

  • Không cần đăng ký MoMo với tư cách doanh nghiệp, bạn có thể nhận thanh toán bằng tài khoản MoMo cá nhân
  • Tự động tạo QR code cho đơn hàng để khách hàng có thể quét và thanh toán nhanh chóng
  • Tự động nhập số tiền cần thanh toán khi quét MoMo
  • Tự thêm lời nhắc khách hàng điền ghi chú vào đơn hàng để biết được thanh toán đó là cho đơn hàng nào.

Nhược điểm:

  • Chi phí mua plugin cao
  • Phải tự kích hoạt đơn hàng thủ công (phù hợp với shop bán sản phẩm vật lý như quần áo, phụ kiện điện thoại, đồ gia dụng,…)

Hướng dẫn cài đặt:

  • Bước 1: Cài plugin Momo Payment For WooCommerce
  • Bước 2: Sau khi cài đặt và kích hoạt plugin, bạn truy cập vào menu WooCommerce -> Thiết lập. Sau đó chọn tab Thanh toán và click vào Cài đặt ở mục thanh toán Ví điện tử Momo.

Plugin tích hơp cổng thanh toán vào website

  • Bước 3: Thiết lập thông tin thanh toán bằng ví MoMo cho web của bạn như sau:

tich-hop-thanh-toan-momo-vao-website-2

Trong đó:

  • Bật/tắt: Tích vào mục này để kích hoạt hình thức thanh toán qua MoMo
  • Tiêu đề: Tên thông tin thanh toán hiển thị ở phần thanh toán
  • Mô tả: Mô tả chi tiết hơn về phương thức thanh toán qua MoMo
  • Số điện thoại Momo: Là số điện thoại dùng để đăng ký tài khoản MoMo của bạn. Cần điền chính xác số điện thoại để có thể nhận được tiền.
  • Tên tài khoản MoMo: Là họ tên hiển thị trong ví MoMo.
  • Email tài khoản MoMo: Là địa chỉ email liên kết với tài khoản Momo.
  • Cấu trúc hiển thị: Là cấu trúc hiển thị chỉ dẫn và mã QR Code cho người dùng quét để thanh toán. Trong đó, {{qrcode}} – hiển thị mã QR code (bắt buộc), {{order_id}} – mã đơn hàng giúp bạn nhận biết được thanh toán đó là cho đơn nào.

Lời kết

Với chủ đề ngày hôm nay, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn thông tin, giải thích cho bạn hiểu được tích hợp cổng thanh toán trực tuyến là gì, đặc điểm, lợi ích, các hình thức của loại dịch vụ này mang lại. Mỗi dịch vụ đều có những ưu điểm và nhược khác nhau.

Với trang bán hàng sử dụng nền tảng WordPress WooCommerce chắc chắn việc sử dụng thêm Plugin tích hợp cổng thanh toán vào website sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của bạn. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *