Quảng cáo Google Display Network (GDN) – Định nghĩa và mẹo tối ưu GDN

dinh-nghia-va-toi-uu-quang-cao-google-display-network

Quảng cáo Google Display Network (GDN) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp có tiềm lực ngân sách. Vậy quảng cáo GDN là gì, tại sao doanh nghiệp ưu tiên sử dụng loại hình quảng cáo này, đâu là cách tối ưu và cần lưu ý gì khi triển khai quảng cáo GDN? Tất cả đều sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. 

1. Tổng quan về quảng cáo Google Display Network 

Google Ads có 02 hệ thống quảng cáo khác nhau là Google Search Network (Mạng tìm kiếm) và Google Display Network (Mạng hiển thị).

Trong khi Google Search Network đặt mẫu quảng cáo ở trang kết quả tìm kiếm của người dùng, GDN thực hiện việc chèn Ads vào hàng loạt website là đối tác của Google, bao gồm tất cả các trang đối tác AdSense và DoubleClick Ad Exchange cho phép quảng cáo văn bản và hiển thị trên website của họ.

tong-quan-quang-cao-google-display-network

Thông qua GDN, bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng Quảng cáo hiển thị trong khi họ đang lướt các trang web họ yêu thích, xem video trên YouTube, kiểm tra tài khoản Gmail hoặc sử dụng điện thoại và các ứng dụng trên điện thoại của họ.

2. Phân loại quảng cáo Google Display Network 

Tùy theo tiêu chí phân loại, có rất nhiều loại quảng cáo GDN. Dưới đây là tổng hợp 04 loại quảng cáo GDN dựa theo định dạng quảng cáo:

phan-loai-quang-cao-google-display-network

3. Cách tối ưu quảng cáo Google Display Network 

Trước tiên, bạn có thể tham khảo chỉ dẫn tối ưu hóa quảng cáo và chiến dịch trên Mạng hiển thị của Trung tâm trợ giúp Google Ads TẠI ĐÂY.

Bên cạnh hướng dẫn của Google Ads, chúng tôi tổng hợp thêm 06 mẹo tối ưu quảng cáo GDN để chắc chắn mẫu quảng cáo của bạn thật thành công.

mindmap-cach-toi-uu-quang-cao-google-display-network

3.1. Làm tốt Remarketing

Một trong những mục tiêu tối thượng của marketers khi sử dụng quảng cáo GDN chính là Remarketing – Tiếp thị lại. Nhiều chuyên gia nhận định bạn nên dành ra 25-30% tổng ngân sách GDN cho việc tiếp thị lại. 

Nói cách khác, để tối ưu quảng cáo GDN cần tiến hành remarketing hiệu quả – phương thức giúp vừa kết nối lại với tệp khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn vừa tăng độ phủ thương hiệu của bạn.

3.2. Tạo quảng cáo GDN đầy đủ định dạng

quang-cao-google-display-network-day-du-dinh-dang

Tuy mức chuyển đổi của từng định dạng là khác nhau và quảng cáo hiển thị dạng văn bản có thể không đem lại hiệu quả cao như các loại hình quảng cáo GDN khác, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chuẩn bị sẵn mẫu quảng cáo ở đầy đủ định dạng. 

Thực tế cho thấy, việc sử dụng đồng thời nhiều loại quảng cáo hiển thị giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn nhiều so với việc triển khai riêng biệt từng loại hình quảng cáo.

3.3. Tập trung vào quảng cáo banner

Trong các loại quảng cáo GDN, quảng cáo dạng hình ảnh phổ biến hơn cả bởi mức độ hiệu quả của nó. Do đó bạn nên tập trung phát triển ý tưởng chạy quảng cáo banner. 

Một mẫu quảng cáo banner thành công không thể thiếu: (i) hình ảnh bắt mắt, lôi cuốn người xem; (ii) câu tagline hàm súc mà nổi bật; (iii) CTA cụ thể, rõ ràng.

Ngoài ra, hãy lưu ý về kích cỡ phổ biến của một banner chạy GDN đem lại nhiều chuyển đổi:

quang-cao-banner-GDN

3.4. Lựa chọn website hiển thị quảng cáo GDN phù hợp

Google có đến cả triệu website đối tác, mỗi website lại có target độc giả khác nhau. Vì vậy, lựa chọn đúng website cùng sở hữu lượng khách hàng mục tiêu với bạn là vô cùng quan trọng để tối ưu quảng cáo GDN.

Trước tiên, bạn có thể chọn 10-15 trang web mà bạn cho là sở hữu lượng người dùng có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

chon-website-hien-thi-quang-cao-google-display-network

Sau đó, bạn tiến hành đo lường độ hiệu quả của từng website và loại bỏ các website không đúng đối tượng. Nếu số lượng hiển thị chưa đủ đáp ứng chiến dịch quảng cáo của bạn, hãy quay trở lại bước đầu tiên để chọn thêm website có liên quan.

3.5. Khoanh vùng địa điểm hiển thị quảng cáo

GDN cho phép bạn nhắm địa điểm đến từng quốc gia, thành phố và thậm chí là địa điểm tính theo dặm. Do đó cần tận dụng triệt để việc khoanh vùng địa điểm hiển thị nhằm tối ưu quảng cáo GDN lại tiết kiệm được ngân sách.

Chẳng hạn, lượng khách hàng tiềm năng tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP.HCM thì bạn hãy khoanh vùng vị trí quảng cáo là 2 thành phố này để mẫu quảng cáo đem lại khả năng chuyển đổi cao.

3.6. Đặt giá thầu có chiến lược

dat-gia-thau-quang-cao-google-display-network

Khi đặt giá thầu, đừng đặt giá nhỏ nhất. Nếu vậy quảng cáo của bạn sẽ khó có khả năng hiển thị, lượt chuyển đổi không cao. Ngược lại, cũng đừng đặt giá thầu ở mức giá “trên trời” dù bạn dư dả tiền bạc bởi bạn sẽ không thể nắm được kết quả thực sự để ra một mẫu hết bao nhiêu tiền.

Đặt giá thầu có chiến lược là việc liên tục testing để chọn ra các mẫu quảng cáo, vị trí và cách target thích hợp nhất trong vùng giá thầu tiết kiệm nhất. 

Cần nhớ, quan trọng nhất là tỉ lệ Số tiền/Mẫu. Kiểm soát được tỉ lệ này, bạn có thể tăng, giảm ngân sách tùy ý theo từng mục tiêu và thời điểm quảng cáo.

4. Sai lầm khi triển khai quảng cáo Google Display Network 

4.1. Kết hợp quảng cáo Mạng tìm kiếm và Mạng hiển thị 

Một trong những điều tối kỵ của quảng cáo Google chính là kết hợp đồng thời chiến dịch GDN và Google Search Ads. Hậu quả là CTR rất thấp trong khi ngân sách đang bị tiêu hao nhanh chóng.

Bài học rút ra là chỉ nên tập trung vào một trong hai hình thức quảng cáo của Google mới có thể tối ưu hiệu quả cho hoạt động quảng cáo.

sai-lam-ket-hop-google-search-ads-va-google-display-network

4.2. Xếp quá nhiều lựa chọn trong một chiến dịch quảng cáo GDN

Không ít người mắc phải sai lầm này, dẫn đến việc phải đối mặt với hàng loạt rủi ro trong khâu quản lý, theo dõi chiến dịch và xác định nhóm khách hàng tiềm năng.

Thay vì xếp quá nhiều lựa chọn mục tiêu trong một nhóm quảng cáo, bạn nên chia nhỏ các mục tiêu và thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất

4.3. Không thiết lập giá thầu mặc định

Không thiết lập giá thầu mặc định là sai lầm phổ biến trong quảng cáo GDN. Nếu không set giá thầu mặc định, Google sẽ tự động lấy giá thầu chung hay còn gọi là giá thầu cấp độ nhóm quảng cáo. 

Hãy tận dụng chức năng “Giá thầu mặc định” để điều chỉnh giá thầu ở cấp độ từ khóa cho những lần quảng cáo sau, qua đó tối ưu hiệu suất trong mức ngân sách đã định.  

4.4. Tốn nhiều ngân sách để quảng cáo trên các app trò chơi di động

Ứng dụng mobile game vốn được xem là giao diện lý tưởng cho việc quảng cáo GDN. Người chơi buộc phải xem hết 30s quảng cáo mới có thể tiếp tục trò chơi của mình, đó là lý do rất nhiều doanh nghiệp đổ lượng lớn kinh phí cho quảng cáo GDN trên game.

Tuy nhiên, liệu kết quả trả về có đúng như mong đợi khi đối tượng người chơi các app trò chơi này hầu hết là thanh thiếu niên – những người không có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn?

Hơn thế nữa, trong quá trình thao tác trên ứng dụng, người chơi rất dễ bấm nhầm vào quảng cáo của bạn chứ không thực sự quan tâm. Bạn phải trả tiền cho những cú click “vô tình” ấy trong khi không thu được bất cứ lượt chuyển đổi nào.

mindmap-sai-lam-quang-cao-google-display-network

5. Tạm kết

Quảng cáo GDN với độ bao phủ và hiệu quả tiếp cận khách hàng đã và đang trở thành điểm tựa cho rất nhiều chiến dịch quảng cáo. Bài viết trên đem đến nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt dành cho những bạn mới bước đầu làm quen với GDN. Nếu gặp khó khăn trong quá trình triển khai, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *