Nội dung chính của bài viết
Gần đây, thú chơi kiểng lá đang rất được ưa chuộng và mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, việc trồng cây kiểng lá như thế nào để cây luôn xanh tốt góp phần nâng cao giá trị của loại cây này. Tuy nhiên, 7 sai lầm cần tránh khi chăm sóc cây kiểng lá bạn đã biết chưa? Hãy cùng Ecolafa tìm hiểu nhé!
Cây kiểng lá là gì?
Theo Wikipedia, Cây cảnh (hoặc cây kiểng) là loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy.
Cây kiểng lá là loại cây kiểng có phần lá là bộ phận đẹp nhất, thu hút nhất trên cây, được quan tâm và định giá dựa trên phần lá cây.
Cây kiểng lá được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá.
Cây kiểng lá hiện đang rất được ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao từ vài trăm đến hàng tỷ đồng
7 sai lầm thường mắc khi trồng cây kiểng lá
1. Tưới nước sai cách
Tưới nước là khâu quan trọng trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vi sống của cây hạn hẹp. Việc tưới nước cho cây cần phải chú ý đến nguồn nước tưới như thế nào, lượng nước tưới 1 lần bao nhiêu, số lần tưới và phương pháp tưới cho thích hợp.
Tuỳ thuộc vào từng loại giống cây cảnh, yêu cầu trong giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh nơi ở của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp. Vì tưới nước cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc điều chỉnh sự sinh trưởng của cây trong nghề trồng cây cảnh nên cần phải xem xét tưới cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.
Chú ý khi tưới nước cho cây
Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần để đảm bảo đủ nước và độ ẩm cho cây
Các loại cây mọng nước kiểu sa mạc, sương rồng… không yêu cầu tưới nước cho cây như các cây khác. Các cây thuỷ sinh yêu cầu tưới nhiều và đất ẩm.
Nếu muốn hạn chế sinh trưởng của cây, lá chỉ tưới nước đủ để duy trì sự sống cho cây cảnh.
Nguồn nước tưới phải không có các chất độc, sạch mầm bệnh. Nước bẩn, mặn không được dùng để tưới. Nước lấy ở sâu dưới đất như nước giếng khoang từ sâu cần phải để ngoài trời 1 - 2 ngày mới tưới cho cây.
• Sau khi đã chọn nguồn nước thích hợp và tính toán các yêu cầu đặt ra thì xác định lượng nước tưới thích hợp. Lượng nước tưới 1 lần phải tối thiểu đủ để làm ẩm đất trong chậu, tránh sự co dãn của đất khi tưới làm đứt rễ hoặc tổn thương rễ.
• Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7 - 8h hoặc chiều từ 16 - 17h hàng ngày.
• Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ và tưới lên cả cây sau đó mới tưới vào đất, tưới đều đưa đi đưa lại, không tưới vào 1 chỗ nhất định sao cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.
• Nếu không có mặt ở nhà thường xuyên, người trồng có thể dùng phương pháp tưới thấm, lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu để cho cây có nước bằng cách dùng một chậu đựng nước và đặt chậu cảnh vào trong chậu đó. Khi đó, đất trong chậu trồng cây sẽ hút dần nước trong chậu đựng nước đó lên.
Chú ý: mức nước ở trong chậu đựng nước chỉ bằng hoặc cao hơn 1 chút so với đáy trong của chậu trồng cây, nếu cao hơn đất trong chậu trồng cây sẽ hút nhiều và làm đất bị úng, gây ngạt cho rễ cây.
2. Cung cấp sai lượng dinh dưỡng cho cây
Việc bón phân cho cây cảnh thường tiến hành theo yêu cầu điều chỉnh sinh trưởng của người trồng cây hoặc thời kỳ phát triển của cây trồng.
Thông thường, phân bón được dùng là các loại phân tan chậm, khó tiêu, được trộn vào giá thể trước khi trồng cây nhằm cung cấp dinh dưỡng lâu dài. Ngoài ra, người trồng cây kiểng lá phải chú ý bón thêm phân bón lá giúp cung cấp dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển của cây
Ngoài các yếu tố đa lượng, người trồng cây còn phải chú ý bón các loại phân vi lượng cho cây. Thông thường, các phân bón đa lượng được bón trực tiếp vào đất còn phân vi lượng bón cho cây thông qua việc tan vào nước phun hoặc tưới cho cây.
Liều lượng một lần bón cho cây trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu hay bồn trồng. Tuỳ thuộc vào các yếu tố trên mà xác định lượng phân cho 1 lần bón thích hợp.
Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây. Đối với các loại phân dễ tiêu cần bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón người trồng phải xới đất.
>>>>> Xem thêm thông tin các loại phân bón tại đây:
3. Điều kiện ánh sáng không hợp lý
Ánh sáng chính là điều kiện cần thiết cho phản ứng sinh hóa (quang hợp) của cây xảy ra, ánh sáng còn tác động đến toàn bộ vòng đời của cây trồng. Nếu thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt, mọc chậm, sinh trưởng không bình thường, dễ bị sâu bệnh dẫn đến chết, lá thường mỏng, không ra hoa hoặc ra hoa nhưng không đều. Ngược lại nếu ánh sáng quá mạnh thì lá sẽ nhỏ, hoa biến sắc và phiến lá dày.
Tùy thuộc vào đặc điểm mỗi loại cây có khả năng tiếp nhận cường độ ánh sáng khác nhau, người ta có thể phân loại cây trồng để tạo điều kiện ánh sáng phù hợp cho chúng phát triển.
Khi trồng cây, cho dù là ở vườn rộng, ban công hay sân thượng thì bạn vẫn cần xác định các hướng ánh sáng phù hợp.
- Hướng Nam là hướng cung cấp nhiều ánh sáng nhất cả ngày.
- Hướng Đông có nắng đẹp vào vài tiếng đầu của buổi sáng.
- Hướng Tây có ánh sáng rất tốt vào đầu giờ chiều và có nhiệt độ nóng hơn nhiều.
- Hướng Bắc nhận được ít ánh sáng nhất. Nếu bạn trồng cây ở hướng này thì nên chọn những loại cây ưa bóng hoặc bạn có thể dùng thêm ánh sáng nhân tạo.
Do đó, dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loại cây và điều kiện ánh sáng của từng khu vực trồng cây mà ta lựa chọn, bố trí loại cây phù hợp để cây luôn phát triển tốt, lá luôn xanh mướt.
4. Đất trồng không phù hợp
Đất là một trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cây. Có rất nhiều loại đất khác nhau và mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau.
Đa số cây trồng phát triển ở độ pH trung tính (5,5-7,5), do đó cần lựa chọn loại đất trồng phù hợp. Ngoài ra, các loại đá khoáng hay giá thể phối trộn vào đất nhằm tăng khả năng thoát nước, lưu trữ độ ẩm và chất dinh dưỡng, lưu thông không khí… cũng cần lựa chọn kỹ càng để đạt được những mục tiêu trên nhưng không làm thay đổi độ pH của đất trồng.
Đặc biệt, hiện nay đã có nhiều loại giá thể được phối trộn sẵn, được sản xuất bởi các công ty đã có hàng trăm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất giá thể trồng cây, bạn có thể chọn các loại giá thể này tùy theo nhu cầu của cây trồng. Đây là cách làm đơn giản nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao cho người trồng.
>>>>> Tham khảo thêm: Lợi ích khi trồng cây bằng giá thể Klasman
5. Thay đổi vị trí trồng cây một cách đột ngột
Bất kỳ loại cây nào cũng đều cần một khoảng thời gian để thích ứng với không gian bị thay đổi. Khi chúng bị di chuyển thường xuyên, chúng sẽ trở nên khó khăn trong việc thích ứng nhanh chóng với các điều kiện khác nhau của môi trường mới.
6. Không làm sạch lá cây
Lá đóng vai trò như phổi của cây, giúp cây hô hấp đồng thời thực hiện quá trình quang hợp, tạo ra năng lượng cho cây. Nếu các lớp bụi tích tụ trên lá sẽ làm giảm lượng ánh sánh cũng như oxi mà cây nhận được, cản trở quá trình hô hấp và quang hợp của cây, làm cây thiếu sức sống.
Hơn nữa, cây kiểng lá là loại cây chơi lá nên việc để bụi bẩn bám lên trên sẽ làm mất thẩm mỹ, giá trị của cây.
7. Kích thước chậu không đủ lớn
Khi chọn chậu trồng cây bạn nên cân nhắc đến khoảng thời gian cây phát triển thì chậu có đáp ứng được sự phát triển của chúng hay không? Khi lá cây chuyển sang màu vàng thì đây là dấu hiệu cây đang thiếu ánh sáng hoặc không gian phát triển vậy bạn nên thay đổi chậu lớn hơn cho cây.
Trên đây là những sai lầm mà người trồng hay mắc phải khi trồng cây kiểng lá. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích.
Nếu bạn có thắc mắc về bất kì thông tin nào hoặc cần thêm thông tin về các loại giá thể và phâ bón cho cây, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0918040161. Chúng tôi hiện đang có chương trình miễn phí vận chuyển cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn lên tới 25%