Nội dung chính của bài viết
Tri thức là sức mạnh, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0. Đó là lý do tại sao các công ty đang cố gắng quản trị tri thức trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, khai thác cơ hội tăng trưởng từ thông tin về thị trường, khách hàng và làm thế nào để có được thông tin đó càng sớm càng tốt trước khi đối thủ cạnh tranh có được.
Sự thật là, rất nhiều doanh nghiệp phải chi trả tốn kém cho các dự án quản trị tri thức, mà hầu hết trong số đó khá rườm rà và không hiệu quả. Những sai lầm nào bạn cần nhận diện và tránh mắc phải trong quy trình quản trị tri thức tại doanh nghiệp? Hãy cùng đọc bài viết sau đây.
Hiểu đúng về Quản trị tri thức trong doanh nghiệp
Quản trị tri thức thường được định nghĩa là quy định của các tổ chức sử dụng để xác định, nắm bắt, tạo ra, và chia sẻ thông tin cho các bên liên quan khác nhau. Việc sử dụng đúng kiến thức trong một doanh nghiệp phải là việc sử dụng một cách có hệ thống thông tin liên quan được lưu giữ trong con người và hệ thống, để giải quyết một vấn đề cụ thể của công ty.
Định nghĩa là một chuyện, nhưng trong thực tế, quản lý tri thức thể hiện theo một số cách dễ nhận biết (thường ở dạng Hệ thống quản trị tri thức – KMS):
- Cơ sở tri thức
- Các trang wiki
- Câu hỏi thường gặp trên trang web
- Kho lưu trữ thông tin doanh nghiệp
- Hệ thống quy trình làm việc
- Hệ thống quản trị nội dung
- Phần mềm cộng tác và phần mềm nhóm doanh nghiệp
- Giải pháp trung tâm liên lạc dựa trên đám mây
- Chatbots và trợ lý cá nhân do AI hỗ trợ
Hãy coi quản lý tri thức là quy trình đầu cuối hoàn chỉnh và quy trình này sử dụng một hoặc nhiều KMS để cải thiện hiệu quả, xử lý quy trình công việc và cho phép chia sẻ thông tin dễ dàng hơn.
Phân loại tri thức quản trị tại doanh nghiệp
Theo Công cụ quản lý tri thức, kiến thức được chia thành ba loại:
Điều quan trọng là bất kỳ tổ chức nào muốn quản lý tri thức một cách hiệu quả phải có khả năng xác định, nắm bắt, phân loại và chia sẻ từng loại tri thức này. Thông thường, khi một KMS đơn giản được giới thiệu, người ta chỉ tập trung hoàn toàn vào việc tạo một kho lưu trữ tri thức rõ ràng, mà quên mất các loại khác.
Lợi ích của quản trị tri thức
Việc phát triển và thực hiện chiến lược quản trị tri thức có thể mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức nói chung:
Những sai lầm quản trị tri thức trong doanh nghiệp
Quản trị tri thức là việc làm không dễ, nhất là với các doanh nghiệp lớn. Thông thường, các công ty thường nhảy ngay vào các sáng kiến tri thức mà không có kế hoạch hoặc chiến lược quản trị phù hợp. Vậy, những lỗi thường gặp là gì?
Hệ thống quản trị tri thức rất khó triển khai thành công, và không phải lúc nào cũng cung cấp giá trị sau khi doanh nghiệp đưa vào sử dụng. Các công ty cần một khoản đầu tư phù hợp, lựa chọn giải pháp tốt, thúc đẩy cán bộ nhân viên thực hành và xây dựng văn hóa tri thức, đồng thời phân loại và cấu trúc thông tin để quản trị tri thức. Lập kế hoạch phù hợp, phát triển các giải pháp phù hợp và triển khai theo giai đoạn có thể tăng cơ hội thành công cho hoạt động quản trị tri thức trong doanh nghiệp.