Nội dung chính của bài viết

1. Đất và vai trò của đất đối với Hoa Kiểng:

2.2 Đất trồng Hoa kiểng vô cơ
- Đất vô cơ có ưu điểm là cấu trúc dạng hạt lâu dài mà không bị rã ra thành bột, bùn.
- Đất sét nung: sau khoảng thời gian từ 1 – 2 năm đất trồng cây cảnh loại này có thể bị nhũn và mềm ra. Vì thế sau khoảng thời gian đó, bạn cần phải tiến hành cải tạo đất trồng cây cảnh.
- Đất sét nung cứng: Sử dụng tỷ lệ 100% đất sét nung cứng và đá sạn giúp tăng độ thoát nước (có thể trộn thêm 10 -20% vỏ cây mục) để đất trồng cây tăng độ giữu ẩm duy trì khả năng thoát nước của đất.
2.3 Đất trồng Hoa kiểng hỗn hợp sạch
3. Việt Nam là nước có lợi thế về sản xuất đất hữu cơ
Trong những năm gần đây, sản xuất Đất hữu cơ ngày càng được phát triển và mở rộng nhằm tạo ra nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích đối với sức khỏe con người, góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế… Ðây cũng chính là chủ trương lớn, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng, miền và địa phương trên cả nước.

4. Kỹ thuật trồng hoa hồng
4.1 Trồng hồng trong vườn, trồng đại trà
Đất trồng: Muốn lập vườn trồng hồng để ươm, ghép cây con ra bán, hoặc trồng để cắt cành thì cũng phải chọn đất phù hợp. Chọn đất có khu vực thích hợp để trồng hồng: Mưa ít, chủ động được tưới, tiêu,…Ngoài khí hậu, đất trồng hồng tốt nhất là các loại đất phù xa, đất cát pha nhiều dinh dưỡng, tránh trồng ở những loại đất nhiễm phèn, mặn, và nhiều sét.

Làm đất: Khi ra chọn được khu vực đất tốt rồi, thì ta tiến hành cày ải nhiều lần, nghĩa là cày xong tiến hành phơi nắng, gió 1 thời gian để cho hả hết khí độc tiềm tàn trong đất lâu năm được thoát ra ngoài đồng thời cũng tiêu diệt được 1 số mầm mống dịch bệnh có sẳn trong đất như: nấm, vi khuẩn, sâu hại,…
Sau đó trộn thêm vỏ trấu, xỉ than đập dập, sơ dừa, phân chuồng ủ hoai mục…Làm đất thật kỹ và trộn thật đều.
4.2 Kỹ thuật trồng hồng trong chậu
Đất trồng: Đất trộn trồng hoa hồng trong chậu thường có tỷ lệ 2 phần đất, 2 phần phân đã hoai mục kết hợp với 1 phần xỉ than, 1 phần vỏ trấu hun và 1 phần vụn xơ dừa. đảm bảo đất có độ tơi xốp giúp cho bộ rễ vốn yếu của cây hồng có nơi bám víu vào mà phát triển, lại giầu chất dinh dưỡng giúp cho cây tươi tốt, phát triển nhanh.
Đất đã trộn xong nên ủ vài ngày rồi mới tiến hành trồng cây giống.
Lưu ý khi chọn chậu trồng, tùy giống hoa hồng và kích thước cây mà chọn kích cỡ chậu phù hợp. Nhưng phải đảm bảo chậu có lỗ thoát nước dưới đáy chậu (Nên chọn loại chậu có hai lỗ thoát nước, chậu có chân để đáy chậu không áp sát xuống mặt đất) để hạn chế tối đa tình trạng úng nước có thể làm thối rễ, chất cây. .
Kỹ thuật trồng:
+ Lấy những miếng ngói nhỏ hay gạch bể bằng hai ngón tay kê trên những lỗ thoát nước ở đáy chậu sao cho hở ra một khoảng trống, đất không bít lại mà nước tưới lại có lối thông thoát ra ngoài.
+ Sau khi trộn song đất trồng, đổ vào một phần ba chậu. Sau đó, tưới nhẹ cho đất ướt và kiểm tra độ thoát nước của chậu xem đã đạt chưa.
+ Đặt cây Hồng đứng thẳng lên giữa chậu, rồi lấy đất đã trộn chèn chung quanh. Nên dùng tay ấn đất cho dẽ xuống để giữ cho gốc khỏi lung lay. Không nên ấn quá chặt vì có thể làm đứt các rễ non. Sau đó tưới nhẹ cho đất dẽ xuống..
+ Điều quan trọng của việc trồng cây Hồng vào chậu là lớp mặt đất trong chậu phải nằm ngang cổ rễ, và phải thấp hơn thành chậu khoảng vài ba cm. Mắt ghép trên cây phải cao hơn mặt đất chậu khoảng 5cm.
+ Khi trồng xong, ta nên tưới nhẹ lên toàn thân cây và gốc cây một lần nữa.
+ Tiếp theo là dùng vài que tre nhỏ bằng chiếc đũa ăn cơm, chiều dài khoảng 40-50cm cắm chỗ nhánh Hồng tiếp giáp với que tre để giúp cây có thể đứng thẳng, đứng vững khi bộ rễ của nó chưa đủ để tiếp xúc với môi trường sống mới.
+ Sau cùng, ta che nắng cho chậu Hồng, hoặc bưng chậu vào nơi có bóng râm, giúp cây khỏi héo úa.

4.3 Thời điểm trồng cây hoa hồng
Nên trồng Hồng vào chậu lúc sáng sớm hoặc xế chiều, vì vào giờ đó không khí mát mẻ. Trong vài tuần đầu ta phải che nắng cho cây; hoặc ban ngày đem chậu vào chỗ râm mát, chờ tối lại bưng ra phơi sương.
4.4 Nên trồng hoa hồng trong chậu hay ngoài đất
Tùy vào điều kiện và mục đích trồng hồng của mỗi người mà ta có thể lựa chọn hình thức trồng hồng trong chậu hay trồng hoa hồng thẳng xuống đất. Mỗi hình thức trồng hồng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
4.5. Những ưu, nhược điểm khi trồng hồng trong chậu
- Những ưu điểm khi trồng hoa hồng trong chậu:
+ Trồng trong chậu thích hợp với cây hồng hồng nhỏ dưới 3 tháng tuổi, cây sau giâm cành, chiết nhánh thành công.
+ Dễ dàng thay đổi vị trí nhận ánh sáng:
+ Kiểm soát cỏ dại và côn trùng gây hại dễ dàng hơn.
+ Trồng chậu là lựa chọn tối ưu khi trồng hồng trên sân thượng, chung cư hoặc những vị trí hạn chế về diện tích đất trồng.

- Nhược điểm khi trồng hồng trong chậu
+ Cây hồng trồng trong chậu có thể tăng trưởng chậm
+ Cần nhiều thời gian chăm sóc và tưới nước thường xuyên:
+ Tốn thời gian và công sức thay chậu:
4.6. Những ưu, nhược điểm khi trồng hồng xuống đất
- Những ưu điểm khi trồng hoa hồng xuống đất:

+ Thuận lợi lớn nhất của cây hoa hồng trồng đất đó là đỡ công chăm sóc.
+ Cây hồng trồng đất sẽ ít bị sâu bệnh tấn công hơn.
+ Cây có thể phát triển ổn định trong nhiều năm liên tục. không cần phải thay chậu trồng
Như vậy Đất trồng Hoa kiểng có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ có vai trò làm nền tảng cho cây mọc, cung cấp chất dinh dưỡng và nước. Ngoài ra nó còn được xem là “vật thể sống” vì là môi trường đủ điều kiện cho sinh vật và vi sinh vật phát triển.