Nội dung chính của bài viết
SỢI CHỈ DỪA

Khác với các tỉnh thành khác ở Đông Bằng sông Cửu Long, nơi đây có cây dừa, nó gắn bó mật thiết với đời sống người dân, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tại nơi đây. Chính vì thể người dân Bến Tre đã biết cách tận dụng khai thác, sáng tạo các chế phẩm từ cây dừa, để phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, ẩm thực đến các làng nghề thủ công truyền thống. Đặc biệt có thể kể đến “ Sợi chỉ dừa” đây chính là một thành phần không thể thiếu trong các ngành thủ công mỹ nghệ. Vậy chúng ta hãy cùng EcoLaFa tìm hiểu sợi chỉ dừa là gì nhé?
Sợi chỉ dừa là thành phần chính được tách ra từ vỏ trái dừa hay nguyên phần từ vỏ dừa được xé ra.
Sợi chỉ dừa là thứ nguyên liệu tự nhiên có sẵn phục vụ với những mục đích hữu ích trong cuộc sống.
Chúng có nhiều tác dụng như:
- Chống xói mòn, phủ lên bề mặt chống nóng
- Tăng độ ẩm khi trộn sợi chỉ dừa với đất
- Tạo điều kiện cho đất tơi xốp
- Kích thích sự phát triển của rễ
- Là thành phần chính trong các ngành thủ công mỹ nghệ
-
sợi chỉ dừa
-
Công dụng của sợi chỉ dừa
- Ứng dụng trong ngành lọc nước
Cây dừa là hỉnh ảnh quen thuốc rất gần gũi với người dân Việt Nam. Từ lâu cây dừa đã mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân nơi đây. Sợi chỉ dừa cũng đã được nghiên cứu tận dụng nhằm phục vụ vào cuộc sống hàng ngày.
Sợi chỉ dừa, cát sỏi, than hoạt tính tưởng chừng như đơn giản giá rẻ nhưng công dụng mang lại vô cũng to lớn trong hệ thống xử lý nước phèn.

-
Đối với ngành thủ công mỹ nghệ
Trong ngành thủ công mỹ nghệ xơ dừa chính là một dòng nguyên liệu thứ yếu quan trọng để giúp người dân dệt ra những tấm thảm trải sàn, thảm lót chân, hay túi xách, mũ nón,…. Với mẫu mã rất đẹp, thuần khiết.
Sản phẩm hấp dẫn, đọc đáo mang nét đặc thù riên nhằm thu hút quảng bá hình ảnh cây dừa đến với du khách trong nước cũng du khách nước ngoài khi đến thăm các làng nghề tại Bến Tre.

-
Đối với ngành nông nghiệp
Trong ngành nông nghiệp, sợi chỉ dừa được ứng dụng rộng rãi trong việc che chắn, che phủ bề mặt khi thời tiết nóng bức cho cây trồng. Bởi nhiệt độ và ánh sáng khi phản chiếu trực tiếp dưới đất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cây trồng cũng như khô rạn nứt đất và làm xói mòn.

Khi trộn sợi chỉ dừa và chất hữu cơ với lượng vừa đủ sẽ giúp cho đất có độ ẩm tốt và hiệu quả cực tốt. Đây chính là hỗn hợp tuyệt vời có tác dụng trong việc giữ độ ẩm, và là chất xúc tác giúp cho đất trồng trở nên xốp mềm hơn. Tuy nhiên, sợi chỉ dừa cũng có nhược điểm đó là trong sợi chỉ dừa có chứa rất nhiều chất chát. Chất này nếu chúng ta không ủ kỹ sợi chỉ dừa thì khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng cực lớn đến cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển bộ rễ của cây.
-
Ứng dụng khác
Trong trồng lan thì sợi chỉ dừa là vật liệu được sử dụng nhiều nhất bởi nó có nhiều dinh dưỡng, giữ ẩm tốt cho cây, bên cạnh đó sợi chỉ dừa còn được dùng trong sản xuất nệm, hay những đồ vật trong gia đình, trong xây dựng.
-
Cách ủ sợi chỉ dừa trong ngành nông nghiệp
- Công cụ
Để ủ sợi chỉ dừa có hiệu quả cao chúng ta nên chuẩn bị công cụ đầy đủ:
Cân: dùng để đo lường lượng các chất để ủ
Bạt hoặc bao bì lớn: để đảm bảo các chất ủ không gặp ohair các tác nhân xấu
Dụng cụ xúc: chúng ta cần chuẩn bị xẻng, cuốc hoặc cào,..
Cuối cùng là nước và thùng chứa nước.

- Nguyên liệu để ủ sợi chỉ dừa
Sau khi chuẩn bị nơi ủ xong thì lúc này các bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu ủ bao gồm:
Xơ dừa với trọng lượng ủ khoảng 1300kg
Phân bón(NPK) dự trù khoảng từ 5 – 6kg
Vôi bột cần chuẩn bị khoảng 13 – 15kg
Supe lân (bột) chuẩn bị với khối lượng từ 31 – 35kg
Nước: 200l
Chế phẩm EM1: khoảng 4 – 5l

- Xử lí chất chát có trong sợi chỉ dừa
Đầu tiên chúng ta cần làm nhỏ vỏ dừa bằng máy cắt hay máy nghiền. Và sau đó cần phải loại bỏ chất tannin có trong vỏ dừa ra bằng cách ngâm nước từ 48 tiếng – 54 tiếng. Sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch. Rồi chúng ta tiếp tục xả lignin chất gỗ ở trong xơ dừa đi bằng cách ngâm vào nước vôi trong theo tỉ lệ: 5kg vôi + 200l H2O. Ngâm từ 5 đến 8 ngày rồi sau đó ta vớt ra. Lúc này chúng ta tiếp tục rửa sạch bằng nước vôi, rồi ngâm xơ dừa thật sạch khoảng 2 – 4 lần xả nước rồi dùng EM1 để ủ.
-
Tiến hành ủ
Đầu tiên: Chúng ta hãy dùng những dụng cụ để dàn mỏng các hỗn hợp xung quanh với chiều dày khoảng 31cm
Tiếp theo: Chúng ta hãy dùng chế phẩm EM1 để ủ cùng với dung tích dùng 6l EM1 và trộn cùng 200l nước. Tiếp đến chúng ta tưới đồng đều EM1 lên hỗn hợp đã dàn mỏng ở B2.

Cuối cùng: chúng ta tiến hành ủ sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ đống ủ sẽ rơi vào khoảng 65 đô C. Khi này thì quá trình phân giải của những chất hữu cơ sẽ tăng nhanh. Vì thế mà những loài VSV hảo khí sẽ có xu hướng tăng. Đợi 7 – 8 ngày thì chúng ta bắt đầu trộn lẫn với nhau và thêm nước để duy trì độ ẩm. Cho đến thời gian khoảng 26 đến 30 ngày thì chúng ta sẽ đảo trộn 1 lần và cung cấp thêm độ ẩm cần thiết. Chờ 1 khoảng thời gian 2 tháng chúng ta có thể bắt đầu sử dụng xơ dừa cho mục đích khác nhau.
Về chúng tôi EcoLaFa
Trang thiết bị đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng năng suất để EcLaFa có thể hoàn thành các đơn đặt hàng của khách hàng kịp thời. Sợi chỉ dừa được coi là một giải pháp tối ưu trong việc xử lý các vấn đề môi trường bởi nó là một nguồn nguyên liệu xanh có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm. Đó là lý do tại sao việc sử dụng các sản phẩm làm từ nguyên liệu sợi chỉ dừa đang trở thành xu hướng không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả các nước phát triển như Hàn Quốc. Đến với EcLaFa mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp. Hy vọng qua bài viết trên EcLaFa phần nào giúp công việc của các bạn hiệu quả hơn.