[Sửa chữa xe điện] 7 sự cố thường gặp lái xe cần lưu ý

“Sửa chữa xe điện khó lắm, mình không sửa được đâu, cứ mang ra thợ thôi“. Đã bao giờ bạn nghĩ như vậy? Nếu có, thì qua bài viết này, Xedientot.vn sẽ chứng minh cho bạn thấy, với vài chỉ dẫn cơ bản sau, bạn hoàn toàn có thể tự bắt bệnh con xe của mình. Cùng bắt đầu với chúng mình nhé!

Chúng ta cần chuẩn bị gì nè?

Để việc sửa chữa xe điện đạt kết quả tốt nhất, có vài thuật ngữ chuyên môn về các bộ phận trên xe, chúng ta cần nắm:
 
  1. Ắc quy: Thiết bị đóng vai trò cung cấp năng lượng cho động cơ xe điện hoạt động
  2. Cầu chì: Có tác dụng làm ngắt mạch mỗi khi sự cố xảy ra như quá tải hay chập cháy. Điều này nhằm bảo vệ các linh kiện khác trên xe, quan trọng hơn hết là bảo vệ tính mạng người dùng.
  3. Aptomat: Là bộ phận bảo vệ chập cháy của xe điện, thường được đặt ở trong cốp xe.
  4. IC: Là bộ phận vô cùng quan trọng, kiểm soát và vận hành các thiết bị điện trên xe
  5. Ổ khóa điện: nơi đút chìa khóa để vận hành xe điện.
[Sửa chữa xe điện] Linh kiện xe điện, từ trái qua: IC, aptomat, cầu chì, ổ khóa điện, ắc quy

7 sự cố thường gặp của xe điện

Sau khi nắm qua một vài thiết bị quan trọng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những sự cố nào thường xảy đến với chiếc chiến mã của mình nhé.

Xe đạp điện bật chìa khóa không lên điện

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, về cơ bản do một số lý do sau:

Đứt kết nối với Jack cắm

Khi jack kết nối từ xe đến nguồn điện bị đứt, hoặc bị tuột, xe sẽ không lên điện dù đã bật chìa khóa. Để khắc phục việc này, bạn cần kiểm tra tổng quát toàn bộ xe, xem có jack cắm nào bị tuột hoặc đứt, từ đó gắn lại hoặc thay dây mới.

Cầu chì bị đứt

Khi hệ thống cầu chì trên xe điện bị đứt, xe cũng không hoạt động được. Sau khi kiểm tra cầu chì xe, nếu phát hiện hư hỏng, quý khách nên mang xe đến trung tâm bảo hành uy tín để sửa chữa.
[Sủa chữa xe điện] Cầu chì bị đứt

Xe điện chết máy do vào nước

Khi sửa chữa xe điện trong những ngày mưa gió, một trong những điều đầu tiên bạn cần kiểm tra là xe điện của mình có bị nước vào hay không. Một cơn mưa ngang qua, hay cú ngã vào vũng nước sâu…đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
 
Hãy kiểm tra lần lượt các bộ phận: tay ga, tay phanh và jack cắm điện…Khi thấy có nước, ngay lập tức tháo ắc quy ra khỏi xe, lau xe thật khô, đặc biệt chú ý những vùng bị ngầm nước. Hãy bảo đảm xe của bạn thật khô ráo trước khi hoạt động trở lại.

Xe máy điện không lên điện do aptomat nhảy

Trên mỗi xe điện đều có trang bị hệ thống aptomat nhằm bảo đảm an toàn cho xe. Khi xảy ra sự cố nguồn điện không ổn định hoặc quá tải trọng, hệ thống này sẽ tự động nhảy về nút OFF để bảo đảm an toàn cho xe của bạn.
 
Lúc này, bạn cần tìm hệ thống aptomat trên xe (thường là trong cốp xe điện), sau đó bật công tắc về nút On, xe sẽ hoạt động trở lại.

Xe máy điện không lên điện do ổ khóa điện bị hư

Có nhiều nguyên nhân khiến ổ khóa điện bị hư: Bị thấm nước lâu ngày dẫn đến rỉ sét, do thói quen sử dụng của khách hàng (Treo chìa khóa nặng), hoặc do xe đã mua lâu ngày. Khi kiểm tra thấy ổ khóa điện bị hư, tốt nhất bạn nên mang xe ra những trung tâm bảo hành uy tín để thay ổ khóa điện mới, nhằm bảo đảm an toàn cho xe.

Xe máy điện không lên điện do bình ắc quy hỏng

Cách sửa chửa xe điện khi phát hiện bình ắc quy bị hỏng chỉ có một cách duy nhất là thay bình ắc quy mới.
 
Bởi bình ắc quy có tuổi thọ nhất định. Khi đến tuổi, sẽ xảy ra các triệu chứng: xe chạy yếu, pin báo ảo, thời gian sử dụng thấp và tắt máy đột ngột…
Lúc này, việc bạn cần làm là mang xe ra các trung tâm bảo hành gần nhất để thay bình ắc quy.
[Sửa chữa xe điện] Ắc quy bị hỏng
 

Xe đạp diện vặn ga không chạy

Do các lỗi sau:

Tay phanh ngắt điện bị lỗi

Trên các dòng xe điện đời mới hiện nay đều được trang bị tay phanh tự động ngắt. Khi người dùng bóp tay phanh, hệ thống sẽ tự động ngắt ga khiến xe điện không hoạt động.
 
Điều này đôi khi bị trục trặc, dẫn đến hiện tượng khi vặn ga, xe đạp điện vẫn không chạy. Người dùng có thể tự mình khắc phục tình trạng này bằng cách kiểm tra tay phanh xe điện.

Bình ắc quy xe đạp điện bị yếu hoặc hỏng

Các sự cố thường gặp khi sử dụng xe điện liên quan đến ắc quy rất nhiều. Một trong số đó là hiện tượng xe đạp điện vặn ga không chạy.
 
Lúc này, hãy kiểm tra xem xe điện của bạn có một trong các triệu chứng sau đây hay không:
  1. Ắc quy sạc rất nhanh đầy bình, hoặc ắc quy sạc lâu mà không đầy.
  2. Xe chạy rất chậm.
  3. Xe nhanh hết điện sau khi đi một quãng đường ngắn.
  4. Xe bị giật khi tăng ga.
  5. Ắc quy đã được sạc đầy, nhưng khi vít ga lại không đi được.
  6. Ắc quy bị phồng, chảy nước, mùi khó chịu.
  7. Bình nóng khi sạc điện.
Hãy nhanh chóng mang xe điện đến các trung tâm bảo hành uy tín để được tư vấn và sửa chữa, vì những hiện tượng trên báo hiệu rằng ắc quy của bạn đã hết tuổi thọ, cần thay thế.
[Sửa chữa xe điện] Ắc quy hỏng

Hỏng tay ga

Sửa chữa xe điện trong trường hợp tay ga bị hỏng khá đơn giản.
Đầu tiên, hãy kiểm tra bằng cách quan sát xem tay ga xe điện của bạn có bị gãy, đứt hay không.
Bạn cũng có thể nhờ anh kỹ thuật kiểm tra bằng cách thay tay ga mới. Nếu xe vặn ga được, chứng tỏ tay ga cũ bị hư. Lúc này bạn cần thay tay ga mới.
 
Đặc biệt trong mùa mưa, tay ga xe điện cũng rất dễ gặp trục trặc. Sau khi đi mưa về, nếu tay ga không hoạt động, hãy dùng máy sấy tóc hong khô bộ phận phanh xe, dùng khăn lau cho sạch nước, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sau ít nhất 30 phút hãy kiểm tra lại. Nếu xe hoạt động tốt, chúc mừng bạn đã tự sửa chữa thành công.

Hỏng IC

IC là bộ phận quan trọng nhất trong xe điện, có vai trò điều khiển tốc độ quay của động cơ, bảo vệ các hệ thống trên xe.
 
Do đó, khi IC bị hỏng là một dấu hiệu báo động đáng lo ngại mà bạn cần quan tâm.
 
Dưới đây là những sự cố thường gặp báo hiệu IC xe điện bị hỏng:
  • Xe đang đi bình thường, bật khóa lên không chạy nữa
  • Khi xe đang chống chân giữa, bạn dùng tay quay bánh sau, cảm thấy rất khó khăn, nặng nề
Lúc này, bạn có thể cân nhắc việc mang xe điện ra những trung tâm bảo hành uy tín nhất để thay ắc quy cho xe.

Dây động cơ bị chập, hoặc bị cháy

Sự cố thường gặp của xe điện liên quan đến dây động cơ khá đa dạng và cũng gây những hệ quả vô cùng nặng nề, nhẹ thì hỏng dây điện, các phần xung quanh như động cơ, bình ắc quy.. Nặng thì dẫn đến cháy nổ cực kỳ nguy hiểm.
 
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây động cơ bị châp:
  • Người dùng điều khiển xe điện trong thời tiết mưa lớn, nước ngập làm cho nước tràn vào bình ắc quy, động cơ…
  • Do lâu ngày không chăm sóc dây điện, khiến dây điện bị bó
  • Động cơ làm việc quá sức, điều này có thể do xe chở quá tải trọng cho phép trong một thời gian dài.
  • Xe di chuyển nhiều trên quãng đường dài nhưng không được chăm sóc bảo dưỡng kỹ càng.
Khi nhận thấy xe điện bị chập điện, bạn hãy ngưng sử dụng, tắt nguồn điện trên xe. Sau đó tháo các bộ phận bảo vệ xe, tiến hành kiểm tra toàn bộ đường dây điện, lau khô những chỗ bị đọng nước.
 
Kế tiếp, hãy thay toàn bộ dây bị hư trên xe. Sau đó, bật công tắc và chạy thử. Nếu thành công, chúc mừng bạn. Còn nếu không được, hãy mang xe đến các trung tâm bảo hành xe điện uy tín nhất để được hỗ trợ sửa chữa.
[Sửa chữa xe điện] Tự tin cùng xe điện

Xe đạp diện bị chập chờn

Để sửa chữa xe điện đạt kết quả tốt nhất trong trường hợp xe điện bị chập chờn, đồng hồ điện lúc báo có lúc không, người dùng cần lưu ý những điều sau.
 
Đầu tiên, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe điện bị chập chờn:
  • Jack cắm nối bình ắc quy với xe điện bị hỏng.
  • Ổ khóa bị lỏng.
Trường hợp Jack cắm bị lỏng, bạn chỉ cần chỉnh lại jack cắm cho thật chặt.
 
Riêng trường hợp ổ khóa bị lỏng, cần có sự can thiệp từ thợ chuyên môn tại các trung tâm bảo hành uy tín.

Xe đạp điện bị kêu ở bánh

Xe điện có hai bánh, dĩ nhiên chúng ta cần lưu tâm đến cả hai trường hợp:

Xe điện bị kêu ở bánh trước

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bánh trước bị kêu:
  • Lỗi hỏng hoặc vỡ ổ bi bánh trước:Bạn có thể dùng tay quay bánh xe, nếu phát hiện trục bánh xe bị kêu, bạn có thể mang ra tiệm sửa xe để thay vòng bi cho xe.
  • Vành xe bánh trước bị đảo: Vành bị đảo do xe chở quá nặng, Do đó, việc đầu tiên là giảm bớt tải trọng lại, sau đó mang ra tiệm sửa xe gần nhát để sửa chữa.
  • Phanh bị mòn hoặc gỉ sau một thời gian sử dụng: Hãy thử kéo ga và bóp phanh nhiều lần xem tình trạng có cải thiện không, trước khi nghĩ đến việc thay mới.
  • Xích và líp bị khô dầu hoặc bị chùng: Việc này có thể khắc phục khá dễ dàng bằng cách tra dầu mỡ cho xích, líp.
  • Ốc chắn bùn xe bị hỏng: Hãy xiết lại ốc nếu bị lỏng, hoặc thay ốc mới là cách giải quyết tình trạng này.
[Sửa chữa xe điện] Bánh xe kêu

Xe điện bị kêu ở bánh sau

Việc sửa chữa xe điện khi bị lỗi kêu ở bánh sau, cần lưu ý hai nguyên nhân sau:
  • Xe đạp điện bị kẹt, bó phanh ở bánh sau.

Rất dễ nhận biết lỗi này. Khi lưu thông trên đường, bạn bóp phanh, tay phanh và má phanh bị kẹt,  không thể quay trở lại vị trí ban đầu.

Để khắc phục, hãy tra dầu vào lõi của dây phanh, sau đó hãy bóp và nhả phanh nhiều lần để dầu chạy hết đường dây của phanh.
Làm tương tự với má phanh. Trường hợp má phanh quá mòn, hãy thay má phanh mới.
 
  • Xe đạp điện đã bị bó động cơ
Dấu hiệu nhận biết là bạn không hề bóp phanh xe nhưng xe vẫn bị bó bánh sau và bánh xe không thể quay được.
 
Điều này xảy ra có thể là do nước đã ngập vào bên trong động cơ, khiến động cơ bị bó và xe đạp điện bị hỏng ở bánh sau.
 
Trước tiên, bạn có thể thử khắc phục bằng cách tháo và vệ sinh động cơ tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng không khá hơn, bạn hãy mang xe ra các trung tâm bảo hành để được các anh kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa nhé.

Đèn xe điện không sáng

Có hai nguyên nhân dẫn đến việc xe điện không sáng:
  • Cầu chì ắc quy xe điện bị chập: Nhiệm vụ của cầu chì ắc quy trên xe điện nhằm bảo vệ ắc quy khi nguồn điện tăng cao. Khi trong xe có một mối chấp điện khiến cầu chì bị đứt, lúc này đèn xe sẽ tắt. Bạn hãy mang xe đến các trung tâm bảo hành để được tư vấn và sửa chữa nhé.
  • Bộ phận tiếp điện không chắc chắn: Trong quá trình di chuyển, vì nhiều lý do dẫn đến việc các điểm nối trên xe điện bị lỏng hoặc bung ra thì dòng điện sẽ không lưu thông được, dẫn đến hiện tượng đèn xe không sáng.
Đầu tiên, bạn hãy rà soát lại toàn bộ các điểm nối trên xe điện, sau đó gắn chặt lại những điểm bị lỏng hoặc bung ra thì xe điện sẽ hoạt động lại bình thường nhé.
[Sửa chữa xe điện] Đèn xe điện

Xe bị giật khi tăng ga, tăng tốc chạy, tăng ga không di chuyển

Nguyên nhân đầu tiên chúng ta có thể nghĩ đến trong trường hợp này là hệ thống IC điều khiển tốc độ trên xe bị hỏng, do những lý do sau:
  • Thấm nước
  • Bình ắc quy hỏng
Cách khắc phục nhanh nhất trong trường hợp này là hãy thay bộ IC mới để xe vận hành tốt nhất bạn nhé.

Xe đạp điện sạc không vào

Để sửa chữa xe đạp điện bị lỗi sạc điện không vào, chúng ta lưu ý đến những nguyên nhân sau đây:
  • Bộ sạc xe điện bị hỏng: Hãy thử mở khóa xe điện, nếu xe vẫn hoạt động bình thường, nhưng xe sạc không vào điện thì nguyên nhân nằm ở bộ sạc bị hỏng. Hãy thay bộ sạc mới để có trải nghiệm với xế yêu của mình tốt hơn bạn nhé.
  • Cầu chì xe điện bị đứt: Hãy kiểm tra ngay cầu chì xe điện. Nếu một ngày đẹp trời chiếc xe yêu dấu của bạn không chạy được, sạc không vào điện. Hãy tìm đến vị trí đặt bình ắc quy trên xe để kiểm tra cầu chì có bị đứt hay không. Nếu xác định cầu chì đã bị đứt, hãy thay ngay cầu chì mới cho chiếc xe của mình.
  • Ắc quy bị tuột dây: Khi dây nối giữa các bình ắc quy bị tuột, cũng gây ra hiện tượng điện sạc không vào.Hãy bấm lại đầu dây mới để lắp lại đúng vị trí, lúc này ắc quy sẽ thông điện và xe sẽ hoạt động lại bình thường thôi bạn nhé.
  • Ắc quy bị chai: Một buổi sáng như mọi ngày, bạn dắt chiếc xế yếu của mình xuống phố, nhưng xe chỉ chạy được một đoạn đã thông báo hết điện, dù bạn đã sạc đầy. Lúc này, hãy nghĩ đến trường hợp ắc quy xe bị chai hoặc bị phồng. Hãy thay ngay ắc quy mới để bảo đảm có một trải nghiệm an toàn nhất với chiến mã của mình.
  • Ắc quy bị kiệt điện: Vì một lý do nào đó, bạn để chiếc xe của mình lâu quá không được sử dụng. Khi bạn cắm sạc thì điện không vào. Trường hợp này là ắc quy đã bị kiệt điện. Cách khắc phục duy nhất trong trường hợp này là thay bình ắc quy mới để có trải nghiệm tốt nhất với chiếc xe của mình.
[Sửa chữa xe điện] Khoe sắc cùng xế điện

Tổng kết

Trên đây là 7 sự cố thường gặp nhất khi điều khiển xe điện tham gia giao thông. Với những hướng dẫn từ Xedientot.vn, chúng tôi hy vọng bạn có thể tự chẩn đoán những bệnh cơ bản cho chiếc xế yêu của mình.
 
Đừng quên để lại lời nhắn cho chúng tôi tại website Xedientot.vn để được tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến mua bán, bảo hành và bảo trì xe điện, bạn nhé!
 
Cuối cùng, xin mời thư giãn cùng video này của chúng tôi.
 
 
Hãy bảo vệ chiếc xe điện của bạn!
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *