Nội dung chính của bài viết
- 1.Xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong chính sách nhân sự của Unilever
- 2. Bình đẳng lương trong chính sách nhân sự
- 3. Ngăn chặn sư cưỡng bức trong lao động
- 4. Sự tự do tham gia các kết nối, tổ chức, hiệp hội trong chính sách nhân sự của Unilver
- 5. Sự quấy rối
- 6. Đảm bảo vấn đề sức khỏe và sự an toàn lao động trong chính sách nhân sư của Unilever
- 7. Quyền về đất đai
- 8. Quy định về giờ làm việc trong chính sách nhân sự của Unilever
Chính sách nhân sự là một bài toán quan trọng trong quá trình vận hành một doanh nghiệp. Với quy mô là một trong số công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới trong ngành hàng FMCG, chính sách nhân sự của Unilever đã có những điểm nổi bật như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được câu trả lời.
Vào năm 2021, Unilever đã công bố một tập hợp các cam kết và hành động để giúp đỡ xây dựng một nền xã hội công bắng hơn. Tất cả những tham vọng này, bao gồm nâng cao mức sống, tạo cơ hội việc làm và chuẩn bị tâm thế làm việc cho tương lai người lao động…đều được hình thành dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Tám vấn đề cơ bản được tóm tắt dưới đây
1.Xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong chính sách nhân sự của Unilever
Xóa bỏ phân biệt đối xử và nâng cao sự đa dạng là rất quan trọng đối với cộng đồng văn hóa của Unilever. Họ mang một tham vọng lớn hơn để thách thức các chuẩn mực văn hóa lỗi thời xuyên suốt giá trị của cả chuỗi, và để đóng góp vào xã hội thịnh vượng và công bằng.
Sự phân biệt đối xử ở đây được cụ thể hóa theo 4 nhóm: giới tính, chủng tộc, người bình thường và người khuyết tật, cộng đồng LGBTQI +.
Theo thồng kê, có khoảng 77000 nhân viên toàn chuỗi có khả năng bị ảnh hưởng. Và 3 quốc gia tồn tại vấn đề này là : Brazil, Nhật Bản và Indonesia.
(Nguồn: USQS Global Responsible Sourcing Report NC Audit data 2016-YTD 2020 audits)
Đứng trước thực trạng trên, Unilever đã có những chính sách và hành động nhằm thay đổi từ tâm lý, nhận thức của nhân viên trong tất cả các công ty. Cụ thể như:
Dove đã tạo Dự án #ShowUs, một thư viện ảnh được tao ra bởi phụ nữ và nhóm phi nhị giới.
Hindustan Unilever cũng đã tham gia chiến dịch Pride lần đầu tiền được tổ chức tại đất nước này, để tạo nhận thức và hỗ trợ đồng nghiệp xác định là một phần của cộng đồng LGBTQI +
Năm 2019, Dove hợp tác với UNICEF trong 1 dự án nhằm giáo dục hơn 10 triệu thanh niên vào năm 2022 về lòng tự trọng và sự tự tin về cơ thể để giúp họ phát huy hết tiềm năng của mình.
2. Bình đẳng lương trong chính sách nhân sự
Lương công bằng là một yếu tố quan trọng, nhằm nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng hơn. Chúng cũng mang lại lợi ích cho nền kinh tế bởi kích thích người tiêu dùng chi tiêu, thúc đẩy chu kỳ tăng trưởng kinh tế.
Unilever đã đưa ra những cam kết trả lương công bằng thông qua 5 nguyên tắc trong “Framework for Fair Compensation”, ban hành chính sách nội bộ cho nhân viên “10 quy tắc vàng” để tạo ra một khung tiêu chuẩn cho việc xét duyệt lương thưởng được khách quan, gửi tới nhân viện những bảng câu hỏi tự đánh giá bản thân và trong năm 2020, việc này vẫn được đảm bảo thực hiện từ xa trong mùa dịch Covid.
3. Ngăn chặn sư cưỡng bức trong lao động
Lao động cưỡng bức có thể được được tìm thấy trong chuỗi giá trị toàn cầu ở tất cả các khu vực của thế giới. Và Unilever đang cam kết đóng một vai trò tiên phong trong việc phòng ngừa và loại bỏ nó.
Sự tuyển dụng của lao động nhập cư thường được quy định sơ sài và không chính thức. Và họ dễ bị mọi người ép buộc lao động hoặc bị lừa phải làm những công việc mà họ không thể rời bỏ. COVID-19 càng làm tăng nguy cơ cho những người lao động dễ bị tổn thương này.
Theo thống kê, có đến 1800 người có khả năng bị ảnh hưởng bởi nạn cưỡng bức lao động, trong đó 3 quốc gia tiêu biểu xảy ra tình trạng này là Malaysia, Saudi Arabia, United Arab Emirates.
(Nguồn: USQS Global Responsible Sourcing Report NC Audit data 2016-YTD 2020 audits)
Unilever đã thực hiện chính sách Employer Pays Principle, theo đó không có người lao động nào phải trả phí để được làm việc (đặc biệt đối với người nhập cư), phí tuyển dụng hoàn toàn thuộc về người sử dụng lao động.
4. Sự tự do tham gia các kết nối, tổ chức, hiệp hội trong chính sách nhân sự của Unilver
Nhân viên tại unilever có quyền tự do trong việc lựa chọn tham gia tổ chức công đoàn – nơi đại diện cho tiếng nói của người lao động.
Khoảng 80% lực lượng lao động và khoảng 89% công nhân sản xuất tại cơ sở Unilever toàn thế giới được đảm bảo tham gia tổ chức công đoàn hay những Thỏa ước lao động tập thể. Điều này tương đương với 285 công đoàn độc lập mà Unilever cam kết thỏa thuận hàng năm tại các cơ sở trên khắp thế giới.
Việc liên kết chặt chẽ với các tổ chức công đoàn tại nơi làm việc sẽ giải quyết lợi ích của nhân viên, đảm bảo quyền của nhân viên lao động tạm thời, cũng như lao động chính thức, quyền của phụ nữ…
Hơn nữa, nó còn giúp Unilever có cam kết về thực hành tại nơi làm việc, cho phép bộ phận nhân sự và lãnh đạo được chủ động và đi trước trong việc giải quyết các vấn đề mang tính công nghiệp và vấn đề quan hệ việc làm.
5. Sự quấy rối
Quấy rối và bắt nạt có mức độ nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến những người đang làm việc và những xung quanh họ. Unilever không khoan nhượng sự quấy rối dưới bất kỳ hình thức nào và họ đang cam kết giải quyết nó trong phạm vi toàn chuỗi giá trị.
Quấy rối tồn tại ở khắp mọi nơi và có khả năng ảnh hưởng đến bất kỳ ai, bất kể giới tính nào. Tuy nhiên, phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn trong đa số tình huống, với số liệu thống kê cho thấy rằng các báo cáo về lạm dụng gia đình tăng hơn 20% ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, COVID-19 đã góp phần làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương này của nhiều người lao động.
Unilever cũng đã nhìn nhận được vẫn đề về sự kiểm soát tài chính vô lý của người đàn ông với thu phập của phụ nữ thông qua thiết bị di động. Đó là một hành vi đáng bị chỉ trích và Unilever hiểu được sử mệnh sẽ đưa ra những điều chỉnh một cách khéo léo, cẩn trọng nhằm đảm bảo sự độc lập về kinh tế của những lao động nữ của họ.
Bên cạnh đó, công ty cũng định hướng tạo ra sự kết nối của phụ nữ trực tiếp đối với ban lãnh đạo cũng như với cộng đồng để có thể từng bước trao cho họ cơ hội để bảo vệ chính bản thân mình.
6. Đảm bảo vấn đề sức khỏe và sự an toàn lao động trong chính sách nhân sư của Unilever
An toàn là một lời cam kết không thương lượng, được chia sẻ tới tất cả nhân viên của Unilever.
Hiện tại có khoảng 108.000 người lao động có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự thiếu an toàn trong lao động. Nhóm 3 quốc gia tiêu biểu cho tình trạng này phải kể tới: India, China, Indonesia.
(Nguồn: USQS Global Responsible Sourcing Report NC Audit data 2016-YTD 2020 audits)
Mặc dù đã có cố gắng trong việc hạn chế những chấn thương xảy ra trong lao động nhưng vẫn xuất hiện những ca tai nạn nguy hiểm nên vào năm 2019, Unilever ban hành lịch “tạm dừng 1 giờ làm việc” để xử lý triệt để và kỹ lưỡng những ca tử vong do tai nạn lao động. Việc này được áp dụng toàn chuỗi và phải được sự tham gia trực tiếp của Ban lãnh đạo, để rút kinh nghiệm và có phương án giải quyết cho lần sau.
Việc nâng cao ý thức kỷ luật của người lao động trong khi làm việc cũng được chú trọng. Unilever cũng đang thử nghiệm một ứng dụng nhằm chặn các cuộc gọi hoặc tin nhắn đến khi đang vận hành.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhà máy kỹ thuật số và sự gia tăng tự động hóa sẽ hỗ trợ công ty trong việc theo dõi năng suất và chất lượng an toàn lao động.
7. Quyền về đất đai
Unilever ý thức được các xung đột xã hội liên quan đến quyền đất đai của người bản địa người dân và cộng đồng địa phương rất quan trọng đối với đạt được tham vọng về một thế giới công bằng hơn. Bên cạnh đó cũng sẽ chú trọng đến các nguyên tắc không phá rừng, không phát triển than bùn và không có sự bóc lột của con người. Đây sẽ là vấn đề quan trọng của toàn công ty trong năm 2021 và sau đó.
8. Quy định về giờ làm việc trong chính sách nhân sự của Unilever
Sự vượt quá giới hạn làm việc có thể tồn tại ở một số hình thức: làm việc quá giờ, làm thêm giờ bắt buộc theo quy định, tăng ca, thiếu ngày nghỉ, thiếu giờ nghỉ ngơi trong ngày làm việc. Điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ tới sức khỏe và cuộc sống của người lao động.
Tại một số quốc gia, việc nhà cung cấp muốn nhân viên đi làm quá giờ thay vì phải thuê thêm nhân lực mới để giải quyết công việc vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, lại cũng có nhiều nhân viên tự nguyện muốn làm thêm giờ để có thể tăng một phần thu nhập của bản thân nhằm trang trải cuộc sống, đặc biệt là ở các quốc gia đang đối mặt với suy thoái và tỷ lệ thất nghiệp cao và đối với những lao động làm việc tạm thời.
Unilever khuyến khích việc cắt giảm giờ làm thông qua cam kết với các nhà cung cấp, cũng với đó sẽ tổ chức những cuộc khảo sát trực tiếp tại nhiều quốc gia để đảm bảo việc thực thi chính sách một cách hiệu quả.
Lấy con người làm trọng tâm trong chính sách nhân sự của mình, Unilever một lần nữa khẳng định là một doanh nghiệp hàng đầu trong việc quan tâm đến chất lượng cuộc sống của nhân viên, tiên phong cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Theo dõi website để nhận được những thông tin thú vị nhé!