Nội dung chính của bài viết
- Quy trình 1 : Xác định văn hóa doanh nghiệp – phần hồn của thương hiệu
- Quy trình 2 : Xác định USP ( điểm bán hàng độc nhất) của doanh nghiệp
- Quy trình 3 : Xây dựng logo và khẩu hiệu cho doanh nghiệp
- Quy trình 4 : Lập kế hoạch truyền thông quảng bá thương hiệu
- Phân tích SWOT trong chiến lược sản xuất kinh doanh của 1 thương hiệu là gì?
- Tiêu chí đặt Slogan cho thương hiệu là gì?
- Xây dựng logo cho doanh nghiệp có quan trọng hay không?
Thương hiệu như là mối quan hệ cảm xúc mà một doanh nghiệp có với khách hàng.Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp, vậy hãy bỏ túi những bí kíp sau đây để xây dựng thương hiệu của bạn trở nên khác biệt với doanh nghiệp khác và giúp in sâu vào tâm trí khách hàng.
Những khái niệm quan trọng về thương hiệu
Thương hiệu
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Hiểu một cách đơn giản, thương hiệu là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất.
Nhận diện thương hiệu
Nếu một thương hiệu là vô hình, vậy độ nhận diện thương hiệu là gì? Đây là những gì giúp chúng ta có thể liên tưởng đến thương hiệu: logo, màu sắc, thiết kế kiểu chữ, bao bì, đồ họa truyền thông xã hội, thiết kế tờ rơi.
Quy trình 1 : Xác định văn hóa doanh nghiệp – phần hồn của thương hiệu
Tuyên bố sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp
Khi lên một kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần biết mình đang đi tới đâu. Chiến lược được vạch ra là bước sau khi chúng ta đã xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu cho công ty (vision, mission, objective).
Tầm nhìn (Vision): “Where we are going?” Tóm lại là chúng ta sẽ đi đâu, tương lai sẽ ở đâu. Tầm nhìn sẽ xác định con đường đi dài hạn cho công ty. Một ví dụ cổ điển là Henry Ford (người sáng lập hãng ô tô danh tiếng Ford) xác định viễn cảnh trong mỗi gara của người Mỹ sẽ đều có ô tô.
Sứ mệnh (Mission): Mục đích bạn đến trái đất là gì? Sứ mệnh nói về hiện tại, ta là ai, ta làm gì và tại sao ta lại xuất hiện.
Objective (Mục tiêu): Hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh bằng mục tiêu với con số cụ thể, đo đếm được kèm thời gian hoàn thành. Mục tiêu bao gồm cả mục tiêu tài chính (doanh thu, lợi nhuận…) và mục tiêu chiến lược (thị phần, sản phẩm mới…).
Xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Ở các công ty Việt và hầu khắp các công ty trên thế giới đều không thể thiếu khái niệm giá trị cốt lõi. Theo đó, cụm từ giá trị cốt lõi có thể hiểu theo hai cách:
+ Thứ nhất, giá trị cốt lõi chính là những gì mà khách hàng, đối tác thừa nhận, công nhận chúng ta.
+ Thứ hai, đó là giá trị đặc trưng nhất, cốt lõi nhất mà công ty bạn cho rằng là quan trọng nhất. Giá trị cốt lõi này sẽ theo suốt hành trình hình thành, phát triển của công ty.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một định hướng phát triển riêng nên sẽ thiết lập cho đơn vị giá trị cốt lõi đặc biệt, gắn liền với thương hiệu. Giá trị cốt lõi của sản phẩm cũng là yếu tố mà doanh nghiệp cần chú trọng nhằm tạo sự khác biệt với các đơn vị cạnh tranh khác.
Quy trình 2 : Xác định USP ( điểm bán hàng độc nhất) của doanh nghiệp
USP là viết tắt 3 chữ cái đầu của Unique Selling Point, có thể dịch là điểm bán hàng độc nhất. USP là một yếu tố để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh.Mục đích của USP là trả lời một câu hỏi: “Tại sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng của bạn?”.
Xác định USP của bạn bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường. Bước đầu tiên để thiết lập kết nối mạnh mẽ với khách hàng là tìm hiểu điều gì thúc đẩy quyết định mua hàng của họ và những gì họ quan tâm. Có nhiều tính năng bán hàng khác nhau, chẳng hạn như tiện lợi, chất lượng, thân thiện, độ tin cậy, sự sạch sẽ, dịch vụ khách hàng,… có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng và lôi kéo họ quay trở lại.
Công cụ đơn giản nhất để tìm ra sức mạnh của doanh nghiệp là mô hình phân tích SWOT.
Phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT từ A-Z ở link này: https://gtvseo.com/marketing/swot-la-gi/
Quy trình 3 : Xây dựng logo và khẩu hiệu cho doanh nghiệp
Logo (biểu tượng) là thành tố đồ họa của thương hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Logo được được xem như linh hồn của doanh nghiệp. Một logo chất lượng sẽ đưa hình ảnh của DN vượt qua khỏi khả năng tiềm ẩn vốn có, nó phô trương sức mạnh và giá trị của công ty.
Khi thiết kế logo cần lưu ý rằng logo phải thể hiện được những nét văn hóa của công ty, cân bằng về màu sắc, có tính mỹ thuật, tao nhã, có điểm nhấn, hài hòa về kiểu dáng, thể hiện ý đồ thông điệp một cách hợp lý và minh bạch, tương sinh về mặt phong thủy, cân bằng về âm dương.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc chọn một trong ba cách thiết kế logo sau: (1) Logo được cách điệu từ tên thương hiệu, (2) Sử dụng một hình ảnh riêng, (3) Kết hợp giữa hình ảnh và tên thương hiệu.
Thời đại 4.0 giúp việc học hỏi kiến thức mới trở nên dễ dàng hơn, trên đây là top 10 website thiết kế logo online miễn phí, bạn có thể hoàn toàn tự thiết kế logo cho chính thương hiệu của bạn : https://ben.com.vn/tin-tuc/thiet-ke-logo-online/
Slogan (khẩu hiệu) là đoạn văn ngắn truyền đạt thông tin, mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo một cách nào đó. Một số khẩu hiệu còn làm tăng nhận thức thương hiệu rõ rệt hơn vì tạo nên mối quan hệ mạnh hơn giữa thương hiệu và chủng loại hàng hóa.
Ngoài ra, khẩu hiệu còn giúp củng cố định vị thương hiệu và điểm khác biệt. Khẩu hiệu có tác dụng như một lời cam kết của DN về chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ và chăm sóc khách hàng, cũng như sự nỗ lực của DN trong việc cải tiến mẫu mã và không ngừng phát triển để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Tiêu chí đặt slogan (khẩu hiệu): Khẩu hiệu phải gợi nhớ ý nghĩa thương hiệu, dễ nhớ (ngắn gọn, vần điệu), thể hiện tính cách thương hiệu và khác biệt (không giống với các khẩu hiệu có mặt trên thị trường). Không nên chọn những câu khẩu hiệu chung chung, sáo rỗng.
Ví dụ: “Kangaroo – Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”. Như vậy bằng câu khẩu hiệu ngắn gọn thương hiệu đã tuyên bố ngắn gọn về sản phẩm và khẳng định chất lượng nhằm giành vị trí Top of mind của người tiêu dùng.
Quy trình 4 : Lập kế hoạch truyền thông quảng bá thương hiệu
Sau khi xây dựng thương hiệu (bao gồm phần hồn và phần xác), doanh nghiệp cần có kế hoạch quảng bá thương hiệu. Đây là bước quan trọng nhằm đưa hình ảnh thương hiệu đi vào tâm trí khách hàng. Một thương hiệu không thể thành công nếu không triển khai các hoạt động quảng bá.
Ngày nay, để quảng bá thương hiệu đến khách hàng mục tiêu các DN thường sử dụng nhiều công cụ truyền thông khác nhau, trong đó phổ biến nhất vẫn là các công cụ truyền thông như quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp và bán hàng cá nhân.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hệ thống internet, đặc biệt là mạng xã hội nên hoạt động truyền thông marketing của DN cũng có sự dịch chuyển từ truyền thống sang hiện đại; hay nói khác hơn là hoạt động truyền thông marketing của DN hiện nay có xu hướng sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến nhiều hơn so với ngoại tuyến.
Để việc truyền thông, quảng bá thương hiệu được hiệu quả, DN cần chú ý xây dựng các hoạt động truyền thông marketing dựa trên hành trình trải nghiệm khách hàng. Khách hàng sẽ trải nghiệm thương hiệu thông qua hành trình gồm các bước sau đây: (1) Nhận biết thương hiệu (Awareness), (2) Chú ý đến thương hiệu (Appeal), (3) Tìm hiểu về thương hiệu (Ask), (4) Sử dụng thương hiệu (Action), (5) Ủng hộ thương hiệu (Advocate). Đây gọi là mô hình 5A.
Dựa trên mô hình này DN cần xây dựng các hoạt động nhằm tạo cơ hội để người tiêu dùng được tiếp xúc với thương hiệu. Qua từng điểm chạm, giữa khách hàng và thương hiệu sẽ từng bước xây dựng mối quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau, qua thời gian, dần dần thương hiệu sẽ chiếm lĩnh được tâm trí của khách hàng. Và khi đó mới có thể nói là DN đã có thương hiệu.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, nếu DN chỉ nỗ lực trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc cạnh tranh bằng giá cả thì chưa đủ. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, ngoài những yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và truyền thông thì DN cần phải chú trọng công tác xây dựng thương hiệu. Nhờ có thương hiệu DN mới có thể chiếm lĩnh tâm trí của khách hàng. Hi vọng với 4 Quy trình xây dựng thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp bạn vững mạnh hơn.
Phân tích SWOT trong chiến lược sản xuất kinh doanh của 1 thương hiệu là gì?
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiêu chí đặt Slogan cho thương hiệu là gì?
Khẩu hiệu phải gợi nhớ ý nghĩa thương hiệu, dễ nhớ (ngắn gọn, vần điệu), thể hiện tính cách thương hiệu và khác biệt (không giống với các khẩu hiệu có mặt trên thị trường). Không nên chọn những câu khẩu hiệu chung chung, sáo rỗng.
Xây dựng logo cho doanh nghiệp có quan trọng hay không?
Logo (biểu tượng) là thành tố đồ họa của thương hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Logo được được xem như linh hồn của doanh nghiệp