Dễ dàng mang thai thành công sau khi sảy nhờ chuẩn bị tốt những điều sau

Sau khi sảy thai có lẽ cả 2 vợ chồng bạn đều buồn chán và suy sụp về tinh thần, đôi khi không thể chia sẻ những nỗi niềm này cùng đối phương hoặc một ai khác. Thay vì lo lắng và hoang mang, bạn hãy tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng để lần mang thai sau sảy thuận lợi thành công. 
Thời điểm nào là thích hợp để mang thai lại sau sảy? Cần chuẩn bị những gì, tránh điều gì? Hãy cùng tìm câu trả lời chính xác cho chính bản thân mình. 

I. Hiểu đúng về sảy thai để tăng khả năng mang thai sau sảy

1.Hiểu đúng thế nào là sảy thai? Tỷ lệ sảy thai ở phụ nữ mang thai là bao nhiêu?

Sảy thai là tình trạng phôi thai hoặc thai nhi bị mất dưới 20 tuần tuổi. Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) ước tính có tới 26% tổng số các trường hợp mang thai bị sảy thai. Các thông kê cho thấy có đến 80% các các trường hợp sảy thai xảy ra trước tuần thứ 12 của thai kỳ. Nguy cơ sảy thai giảm sau 12 tuần tuổi. 

2. Các hình thức sảy thai

Thường có các hình thức sảy thai phổ biến sau:

  • Sảy thai không hoàn toàn: Phôi thai chết nhưng không được đẩy ra hết mà sẽ đẩy ra dần dần, phần xót lại thường là nhau thai. Trường hợp này, bị sảy sau 10 tuần thai kỳ, khi đó thai và nhau thai thường bị tách rời nên không thể tống hết ra trong 1 lần. Sản phụ bị chảy máu liên tục, có khi chảy máu trầm trọng. 
    các hình thức sảy thai
    Các hình thức sảy thai thường gặp
  • Sảy thai hoàn toàn: Là tình trạng thai bị sảy, phôi thai sẽ bị ra khỏi cơ thể mẹ chỉ trong một lần duy nhất. Trường hợp này sản phụ bị đau bụng dưới từng cơn, ra nhiều máu. Tuy sau đó hết đau bụng, nhưng vẫn ra máu âm ỉ với lượng nhỏ trong một vài ngày. 
  • Sảy thai liên tiếp (tái phát): là trường hợp bị sảy thai 2 lần liên tiếp trở lên. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ gặp ở một số ít phụ nữ mang thai.
  • Sảy thai ngoài tử cung:  là tình trạng trứng không làm tổ trong tử cung mà thường ở ống dẫn trứng. Trường hợp này cần có biện pháp can thiệp sớm vì nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. 

Các triệu chứng sảy thai phổ biến:

  • Chảy máu âm đạo tiến triển từ nhẹ đến nặng 
  • Đau bụng dưới và lưng dưới
  • Sốt, mệt mỏi, chuột rút
  • có dịch nhờn, mô thai  xổ ra ngoài âm đạo

II. Tìm hiểu nguyên nhân, tăng cơ hội mang thai sau sảy 

Xem xét lại kỹ lưỡng nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ để hạn chế gây sảy thai cho lần mang thai tiếp theo

 Nguyên nhân gây sảy thai

  1. Bất thường về nhiễm sắc thể :
    Nguyên nhân phổ biến nhất của các ca sảy thai trong 3 tháng đầu liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể. Do quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng tạo thành phôi có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể thừa, thiếu hoặc xuất hiện đột biến khiến phôi không phát triển được nữa.
    Thông thường, sự rối loạn nhiễm sắc thể xảy ra một cách ngẫu nhiên khi phôi phân chia và phát triển, sự bất thường nhiễm sắc thể này không phải là do di truyền từ cha mẹ. Ít khi lặp lại trường hợp này khi người mẹ mang thai lần sau. 

    Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân chính gây sảy thai
    Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân chính gây sảy thai

    Phụ nữ càng lớn tuổi, đặc biệt là sau tuổi 35, nguy cơ gặp phải các vấn đề về nhiễm sắc thể nói riêng và sảy thai nói chung sẽ tăng lên

  2. Vấn đề do nhau thai: Nhau thai là cầu nối giữa mẹ và bé, là cơ quan liên kết, nguồn cung cấp máu của mẹ với con. Do vậy, nếu nhau thai có vấn đề, sự phát triển của bé cũng bị ảnh hưởng và gây đến sảy thai.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai

Lưu ý các yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai:
  1. Tuổi của mẹ có ảnh hưởng: phụ nữ trên 35 tuổi sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn
    + Phụ nữ dưới 30 tuổi, trong 1/10 số lần mang thai bị sảy.
    + Phụ nữ từ 35 đến 39 tuổi, cứ 10 lần mang thai thì có đến 2 lần bị sảy thai.
    + Phụ nữ trên 45 tuổi, hơn 5 trong số 10 lần mang thai sẽ sảy thai.
  2. Thói quen lối sống: Một số thói quen nguy hiểm của thai phụ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và là nguyên nhân gây sảy thai sớm.

    Yếu tố xung quanh là nguyên nhân gây sảy thai
    + Hút thuốc (phân tích một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ sảy thai sẽ tăng ngay cả khi thai phụ chỉ hút thuốc thụ động, nghĩa là chỉ có người xung quanh hút thuốc)
    + Lạm dụng rượu bia
    + Sử dụng chất kích thích như ma túy, cafein,…

  3. Yếu tố môi trường: Một số chất trong môi trường xung quanh cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai như
    + Ngộ độc thủy ngân từ nhiệt kế, bóng đèn huỳnh quang bị hỏng, hay ăn quá nhiều thực phẩm bị nhiễm thủy ngân ( đặc biệt là các loại cá, hải sản dưới đại dương)
    + Nhiễm độc asen do sống gần bãi rác thải
    + Tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng. 

III. Phục hồi sau sảy thai

Sảy thai không chỉ khiến người phụ nữ bị sa sút về thể chất, cơ thể mà còn ảnh hưởng tới để tinh thần. Để sớm có thể thành công mang thai sau sảy thì cần được quan tâm, chăm sóc phục hồi cả về thể chất và tinh thần.

1. Phục hồi tinh thần sau sảy

Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Vì vậy, việc đầu tiên cần phải phục hồi tâm lý. 
+ Không tự trách bản thân: vì việc sảy thai là thường do bất thường về nhiễm sắc thể hoặc có thể sơ xuất nên bạn không nên dằn vặt hay trách móc bản thân, hay xem đây là việc ngoài ý muốn. 
+ Nên chia sẻ cảm xúc tiêu cực với chồng, bạn bè hoặc người thân trong gia đình, giúp tinh thần vui vẻ và thư giãn hơn. Hãy yên tâm rằng, có đến 85% mang thai lại thành công sau sảy. 
+ Tránh căng thẳng: Sau sảy thai, nội tiết tố của bạn đang mất cân bằng và cần thời gian phục hồi. Nếu như thường xuyên cáu kỉnh, ủ rũ, stress vì bất kỳ nguyên nhân gì cũng khiến ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố. Do vậy thời gian phục hồi sẽ lâu hơn

2. Phục hồi cơ thể sau sảy thai

Trước khi mang thai lại, cơ thể cần có thời gian để phục hồi. Sau khi sảy thai, tình trạng ra máu có thể sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, điều này sẽ khiến bạn bị kiệt sức. Hormone tự nhiên trong cơ thể cũng cần 4 -6 tuần để cân bằng đồng nghĩa với chu kì kinh nguyệt cũng cần phải mất vài tháng để ổn định. 

phụ nữ nên kiêng gì sau sảy thai

Sau khi sảy thai tự nhiên, bạn nên kiêng cữ tương tự như đối với sau sinh:
+ Kiêng lạnh: Không nên ăn, uống đồ lạnh hay tắm nước lạnh vì có thể làm cơ thể dễ nhiễm lạnh, làm giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh.
+ Không vận động mạnh hoặc nhiều: Do lúc này cơ bụng chưa cơ lại mức bình thường, khi vận động mạnh sẽ dễ gây ra cơn đau bụng dưới, ảnh hưởng đến sức khỏe
+ Kiêng quan hệ tình dục: Tùy theo thể chất, tâm trạng của mỗi người và tuần tuổi của thai bị sảy mà kiêng trong khoảng thời gian nhất định. Kiêng ít nhất một vài tuần sau khi sạch huyết và dịch, vì còn ra máu là thời điểm rất dễ gây nhiễm trùng. 
+ Kiêng những món ăn có tính hàn, đồ có mùi tanh như cua, ốc, mực, sò, hến….Đặc biệt không ăn những đồ cay, nóng và các chất kích thích vì có thể ảnh hưởng đến sâu bên trong làm sưng, tấy, đau tử cung. 

IV. Thời điểm mang thai sau sảy an toàn

Tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian mang thai lại sẽ khác nhau. Có những mẹ chỉ cần vài tháng có thể mang thai lại sau sảy nhưng cũng có những mẹ chờ đợi đến cả năm trời. 

Sau sảy thai, có những mẹ vẫn ra máu âm ỉ vài tuần, khi đó HCG trong cơ thể mẹ vẫn còn nên không có trứng rụng và chưa xuất hiện kinh lại.

Thường mất khoảng 4 -6 tuần sau sảy là mẹ đã có thể có kinh lại, lúc này có thể mang thai lại tiếp. Tuy nhiên, giai đoạn này sức khỏe, cơ quan sinh sản của người phụ nữ chưa hồi phục hoàn toàn. Tâm lý cũng chưa ổn định lại nên để hạn chế nguy cơ sảy thai lần tiếp theo thì ít nhất sau 3 tháng, vợ chồng mới nên thụ thai cho lần mang thai sau. 

Khi đã có kế hoạch mang thai sau sảy, bạn nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe, tử cung, âm đạo để sẵn sàng mang thai lại. Nếu sảy thai do mang thai ngoài tử cung thì cần phải hỏi ý kiến bác sỹ khi muốn mang thai trở lại. 

V. Chuẩn bị để mang thai sau sảy 

Để chuẩn bị một nền tản sức khỏe tốt cho lần mang thai sau sảy, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu tâm. 

VI. Nên làm gì nếu có thai lại sau sảy

Nếu thành công có thai lại sau khi sảy, bạn nên thực hiện những việc sau:
  • Vận động nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh, nhiều trong giai đoạn đầu
  • Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ để theo dõi và đảm bảo thai nhi và sức khỏe của mẹ đều tốt, hoặc nếu có vấn đề gì sảy ra, bác sỹ còn có giải pháp thích hợp để hỗ trợ

    mang thai sau sảy thành công

  • Nói chuyện với bác sỹ về tiền sử sảy thai biết rõ nguyên nhân để bác sỹ quyết định có nên cho mẹ sử dụng thuốc nội tiết để hỗ trợ hay không?
  • Nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp cùng một chế độ dinh dưỡng cần thiết và phù hợp. Đặc biệt cần bổ sung acid folic để giảm nguy cơ biến chứng thai sản, dọa sảy, sảy thai  
  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, lo lắng quá mức và nên chia sẻ niềm vui mang thai cùng gia đình và bạn bè.

Để có thai sau khi sảy thường khiến người mẹ áp lực hơn về việc mang thai. Tuy nhiên, điều cốt yếu là sức khỏe và tinh thần phải thật tốt sẽ giúp mẹ có một thai kỳ trọn vẹn. Chúc mẹ sớm có tin vui và một thai kỳ hạnh phúc. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *