Nội dung chính của bài viết
Những công trình mang kiến trúc tân cổ điển luôn là tâm điểm thu hút ánh nhìn bởi sự uy nghi, vương giả và bề thế. Phong cách thiết kế này được khách hàng của Neoac vô cùng ưa chuộng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về thiết kế kiến trúc tân cổ điển nhé.
Thiết kế kiến trúc tân cổ điển là gì ?

Đặc điểm thiết kế kiến trúc tân cổ điển
- Sơ đồ mặt bằng đối xứng
- Bề ngoài gọn gàng (trang trí tối thiểu): tinh giản các họa tiết, phù điêu từ phong cách cổ điển. Nhấn mạnh vào các mảng tường, chân cột.
- Các chi tiết trên cửa ra vào, phào, cửa sổ tinh xảo. Các hình khối được khắc tạc tạo cảm giác uy nghi và vững chãi.
- Vòm cửa, cửa áp mái, mái vòm đều lấy đường cong làm chủ đạo
- Sử dụng các cột trụ lớn, cao để đỡ sức nặng của công trình (Doric hoặc Ionic)
- Tông màu chủ đạo: màu trắng, vàng kem, màu xám nhẹ…
Hình ảnh các thức cột được sử dụng trong kiến trúc tân cổ điển
Thiết kế kiến trúc Tân cổ điển ở Việt Nam
Nhà hát lớn – kiến trúc tân cổ điển
Biệt thự tân cổ điển Pháp
Đây là căn biệt thự theo phong cách tân cổ điển Pháp 3 tầng được xây trên diện tích đất 2000m2, kích thước xây dựng 40mx50m, với tổng đầu tư 3.5 tỷ. Căn biệt thự này sử dụng lối kiến trúc Pháp cổ thông qua chi tiết hoa văn phù điêu. Phía trước sử dụng các cột nổi cách tân theo phong cách Hy Lạp cổ.
Xem thêm các thiết kế biệt thự 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng theo phong cách tân cổ điển Pháp.
> Chiêm ngưỡng kiến trúc biệt thự 6 tầng tân cổ điển của Neoac
Nhà phố tân cổ điển
Kiến trúc tân cổ điển cũng khá phổ biến trong xây dựng nhà phố. Nó làm cho căn nhà toát lên vẻ sang trọng, quyền quý hơn.
Vì sao kiến trúc tân cổ điển ngày càng được ưa chuộng?
- Phong cách này mang vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ, nó giúp gia chủ thể hiện tầm đẳng cấp của mình.
- Các căn biệt thự tân cổ điển thường có kích thước lớn, mang lại nhiều không gian sinh hoạt cho gia đình, đặc biệt những nhà đông thành viên hoặc hay có việc lớn.
- Cách nhiệt, cách âm rất tốt: nhờ xây với 2 lớp, trần nhà cao, cửa sổ thông thoáng đón nắng, đón gió.
- Biệt thự, nhà phố phong cách tân cổ điển thường có hàng hiên, mái chắn ban công che đậy nên không có phòng nào phải xúc tiếp trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay mưa hắt.