Nội dung chính của bài viết
- Những đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh
- Chất liệu được lựa chọn để thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh
- Màu sắc được lựa chọn trong thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh
- Hình dáng tủ bếp
- Cách bố trí các ngăn tủ bếp
- Các công năng được bổ xung
- Một vài mẫu tủ bếp cho quán kinh doanh các bạn tham khảo:
- Kết luận
Ngày nay, với nhu cầu sử dụng các dịch vụ ăn uống như cafe, trà sữa,… tăng lên đáng kể, số lượng các quán mở ra cũng ngày một nhiều. Nhu cầu để chọn mua thiết kế những mẫu nội thất cho nhà hàng của mình cũng vì vậy mà nhiều lên. Các chủ quán thường muốn lựa chọn những mẫu thiết kế với chất lượng tốt, thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng. Hãy cùng thietketubepdep.com tìm hiểu những mẫu tủ bếp cho nhà hàng, quán kinh doanh qua bài viết này nhé.
Những đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh
Giá cả phù hợp
Chắc chắn đây là một trong những yếu tố quyết định khi các chủ quán muốn mua tủ bếp cho quán của mình. Đối với những người làm kinh doanh việc giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm cũng như số lượng vốn dùng cho nội thất quán là điều quan trọng. Tuy vậy, không phải cứ càng rẻ sẽ càng được nhiều người lựa chọn, mà trên tất cả vẫn là sự cân bằng và hài hòa giữa giá cả và chất lượng.
Chất liệu
Lựa chọn chất liệu cũng là một khâu quan trọng, khi chất liệu cho quán phải bền và dễ dàng vệ dinh vì tần suất sử dụng cao, lượng đồ chứa nhiều. Nhưng bên cạch đó vẫn đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ.
Hiện nay những chất liệu như gỗ nhựa, gỗ công nghiệp hay inox là những vật liệu thường được lựa chọn khi thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh.
Vị trí đặt các hệ tủ theo công năng
Với các quán kinh doanh, các hoạt động thường có một chu trình hoàn thiện. Các khâu cần phải trải qua để cho ra sản phẩm cuối cùng đưa tới tay khách hàng cần phải nhuần nhuyễn và trơn tru. Do vậy, việc bố trí các vị trí công năng cho tủ bếp cần được tính toán cẩn thận và ăn khớp với từng hoạt động sản xuất.
Chất liệu được lựa chọn để thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh
Chất liệu sử dụng cho tủ bếp kinh doanh như đã nói ở trên cần độ bền cao do tần suất sử dụng rất nhiều. Dưới đây là chi tiết một số chất liệu phù hợp:
Chất liệu tủ bếp bằng nhôm kính
Ưu điểm: Đậy là chất liệu rẻ nhất, phù hợp với những người có kinh phí đầu tư có hạn hẹp, chất liệu nhôm kính chịu được ẩm
Nhược điểm: Tuy vậy, chất liệu này rất rễ bị han rỉ và khó vệ sinh lau chùi. Bên cạnh đó, tính thẩm mĩ không cao chỉ phù hợp đối với nhà hàng có nhà bếp kín không lộ ra ngoài. Chất liệu này tuổi thọ không được cao và dễ bị xuống cấp.
Chất liệu tủ bếp là gỗ công nghiệp
Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ acrylic, gỗ laminate, gỗ melamine, gỗ MDF..
Ưu điểm: Bền, chịu được nhiệt độ cao và không bị mối mọt. Vệ sinh dễ dàng màu sắc đa dạng và đặc biệt là chi phí khá mềm phù hợp với ví tiền của nhiều nhà đầu tư
Nhược điểm: Chất liệu gỗ nhân tạo không bền bằng gỗ tự nhiên và không thực hiện được các tri tiết hoa văn trạm trổ cầu kì nên sẽ phù hợp với phong cách đơn giản và hiện đại
Chất liệu tủ bếp là inox
Ưu điểm: Tủ bếp Inox có khả năng chịu lực và độ bền rất cao. Ngoài ra, vì bề mặt sáng bóng nên dễ dàng vệ sinh lau chùi. Không bị cong vênh mối mọt hay oxi hóa rất phù hợp với nhà hàng kinh doanh lớn với tần xuất sử dụng nhiều.
Nhược điểm: Giá thành cao, màu sắc không đa dạng chủ yếu mang tính hàn nên bị ạn chế trong thiết kế.
Màu sắc được lựa chọn trong thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh
Màu sắc dùng cho quán kinh doanh thường là thống nhất với màu chủ đạo của không gian quán hay logo nhằm gây ấn tượng sâu cho người tiêu dùng. Do vậy, màu sắc cho tủ bếp không gian quán rất đa dạng và không bị hạn chế.
Hình dáng tủ bếp
Đối với tủ bếp phục vụ kinh doanh, các dáng bếp phù hợp thường là song song hoặc U. Hai dáng bếp này đáp ứng được hầu hết các nhu cầu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Dáng bếp song song
Đối với không gian quán kinh doanh như trà sữa hay cafe, quán bar, việc bố trí không gian vừa là sản xuất vừa là không gian trưng bày do vậy các hình dáng tủ bếp như chữ L hoặc I sẽ không phù hợp . Bởi vậy, những Kiến trúc sư đã đưa ra ý tưởng thiết kế tủ bếp song song dành riêng cho những không gian này.
Theo cách thiết kế này, tủ bếp sẽ được chia ra làm hai hệ tủ được bố trí song song và đối xứng nhau, thường thì một bên sẽ được bố trí khu chế biến , và bên còn lại được bố trí chậu rửa. Hoặc một bên bố trí chậu rửa, bếp nấu và bên còn lại bố trí tủ lạnh, kho nhỏ chứa nguyên liệu. Do vậy, tủ bếp song song giúp quá trình sản xuất thực hiện công việc tạo sản phẩm dễ dàng, nhân viên có thể di chuyển linh hoạt nhất, tránh va chạm làm cản trở công việc.
Dáng bếp chữ U
Thường một không gian bếp cho nhà hàng gồm ba mặt tiếp xúc với ba bức tường nhằm tăng diện tích tận dụng không gian để nấu nướng nhiều và rộng nhất có thể. Hay đối với những quầy ba, sẽ gồm 2 mặt tiếp xúc với tường và một mặt trưng bày ( tiếp xúc , ngăn cách nhân viên và khách hàng). Do đó, dáng tủ bếp chữ U phù hợp với nhiều không gian kinh doanh.
Kiểu dáng tủ bếp chữ U làm tăng thêm không gian sản xuất nên diện tích sửa dụng khá lớn và việc bố trí các vị trí khâu làm việc cũng được đa dạng và thoải mái hơn.
Cách bố trí các ngăn tủ bếp
Đối với tủ bếp kinh doanh nhà hàng, việc bố trí các ngăn tủ rất quan trọng. Để quá trình diễn ra các khâu làm việc được nhuần nguyễn và tạo ra sản phẩm nhanh nhất có thể, các vị trí sắp xếp ngăn tủ phải phù hợp và thông minh.
Thường việc bố trí bếp và khu rửa sẽ song song với nhau để việc tráng rửa cốc hay bát đĩa tái sử dụng diễn ra nhanh chóng. Hay kho để nguyên liệu sẽ gần khu chế biến để người làm không phải di chuyển xa làm giảm thời gian hoàn thiện sản phẩm.
Các công năng được bổ xung
Khu chứa rác thải được phân chia và kép kín.
Vệ sinh là điều mà bất cứ loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống nào cũng phải chú ý. Nếu khách hàng thấy bất cứ hình ảnh nhếch nhác nào, đó sẽ là lần cuối cùng khách ghé đến quán của bạn. Quán phải luôn giữ được tình trạng sạch sẽ, không có ruồi, muỗi, gián xuất hiện. Vị trí đặt thùng thùng rác phải cách xa nơi trữ thực phẩm tươi.
Bạn nên sử dụng loại thùng rác kín để đảm bảo không có rác vương vãi. Sử dụng các hệ thùng rác có ngăn phân chia vừa khiến cho việc phân loại rác nhanh và dễ dàng bên cạnh đó sử dụng các hệ tủ che chắn nhằm tránh thu hút ruồi muỗi hoặc gây mùi hôi khó chịu cho khách hàng.
Tích hợp nơi chứa đồ và khu trưng bày
Đối với những quán bar, quán trà sữa hay cafe. Quầy nước là nơi khách hàng để ý nhiều nhất, vì ngay khi vào sẽ cần ra gọi đồ hoặc ít nhất là cần sự giúp đỡ từ nhân viên do đó, đây là một nơi lý tưởng để bạn thể hiện phong cách cá nhân của thương hiệu.
Đừng để những chiếc kệ gắn tường chỉ là nơi chứa đồ thông thường. Bạn có thể biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật nơi hây ấn tượng với thực khách. Bằng việc khéo léo sắp xếp, trang trí thêm một vài vật dụng decor, handmade xinh xắn hoặc ngay cả những sản phẩm bày bán của thương hiệu bạn.
Đối với những thiết bị ít được sử dụng, cồng kềnh, hãy cất trong những ngăn tủ đóng kín. Cố gắng tránh việc tạo nên những không gian chật chội.
Một vài mẫu tủ bếp cho quán kinh doanh các bạn tham khảo:
Kết luận
Nếu bạn còn băn khoăn và chưa biết sẽ tìm đơn vị nào giúp bạn thực hiện một tủ bếp cho quán kinh doanh của mình. Hãy liên hệ với Thietketubepdep.com để bắt đầu quá trình thiết kế tủ bếp cho quán kinh doanh sắp tới của bạn nhé.