Nội dung chính của bài viết
Lựa chọn mẫu thiết kế tủ bếp đẹp sao cho phù hợp với không gian phòng bếp của gia đình là điều gia chủ nào cũng băn khoăn. Với mỗi kiểu diện tích và không gian khác nhau, thiết kế tủ bếp cũng có sự điều chỉnh để tạo nên sự thoải mái và tiện dụng nhất cho người sử dụng. Cùng tham khảo một số kiểu dáng thiết kế tủ bếp thông thường của gia đình Việt để lựa chọn mẫu tủ phù hợp nhất.
Thiết kế tủ bếp là một trong những hạng mục mà gia đình nào cũng quan tâm bởi mỗi loại tủ bếp lại sở hữu hình dạng, kích thước, chất liệu khác nhau phù hợp với diện tích cũng như sở thích của gia chủ.
Mẫu thiết kế tủ bếp đẹp cho từng không gian
Thiết kế tủ bếp sao cho phù hợp với không gian nội thất phòng bếp của gia đình là điều gia chủ nào cũng băn khoăn. Với mỗi kiểu diện tích và không gian khác nhau, thiết kế tủ bếp cũng có sự điều chỉnh để tạo nên sự thoải mái và tiện dụng nhất cho người sử dụng. Cùng tham khảo một số kiểu dáng thiết kế tủ bếp thông thường của gia đình Việt để lựa chọn mẫu tủ phù hợp nhất nhé.

Mẫu tủ bếp chữ U
Tủ bếp chữ U là thiết kế được ưa chuộng nhất cho những căn bếp có diện tích lớn và vuông vức, không có góc nhọn. Tủ bếp chữ U được thiết kế và thi công bám theo 3 cạnh của không gian tạo nên phòng bếp hiện đại, tiện nghi mà gia đình nào cũng mơ ước.
Với thiết kế tủ bếp chữ U, bạn thoải mái bố trí các khu vực tiện ích như bồn rửa, bếp ga, tủ quầy bar, đảo bếp, lò nướng, tủ trang trí, tủ đựng ly và rượu… Bên cạnh đó việc thiết kế tủ bếp chữ U đồng nhất về chất liệu và kiểu dáng giúp cho không gian trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn rất nhiều.

Thiết kế tủ bếp chữ U cũng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để bố trí không gian, vị trí các ngăn tủ và kệ sao cho phù hợp và linh hoạt, tùy thuộc và mục đích sử dụng, thói quen sinh hoạt của từng gia đình. Nếu bạn đang sở hữu không gian phòng bếp rộng và vuông vức, muốn thiết kế tủ bếp chữ U nhưng không biết nên sắp xếp không gian và vị trí tiện nghi như thế nào có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
Tủ bếp chữ U thường thiết kế với phần bếp chính giữa làm bồn rửa và bếp nấu nướng. Tùy theo nhu cầu sử dụng, phần bếp hai bên có thể làm thành bàn soạn thức ăn, bàn ăn mini hay quầy bar. Phần phía dưới có thể tận dụng làm nơi lưu trữ đồ dùng, để rượu, hay giá sách tùy theo sở thích.

Tủ bếp hình chữ U không chỉ phù hợp với những không gian diện tích lớn. Ngay cả những không gian nhà ống, nhà phố diện tích hẹp cũng có thể thiết kế được, nhưng cần khéo léo tận dụng tối đa không gian tủ bếp để thực hiện các chức năng mà phòng bếp gia đình cần có, tránh việc sắp xếp thêm quá nhiều sản phẩm nội thất khác khiến phòng bếp trở nên chật chội.
Mẫu tủ bếp chữ L
Tủ bếp chữ L là sự lựa chọn hoàn hảo hơn cả cho những không gian phòng bếp từ cỡ nhỏ tới trung bình. Tủ bếp chữ L ra đời giúp người nội chợ giảm tối đa khoảng cách di chuyển giữa các khu vực làm bếp đồng thời tăng cung cấp không gian lưu trữ và tạo nên phòng bếp gọn gàng, thoáng đẹp.

Thiết kế tủ bếp chữ L lấy góc vuông của không gian để mở ra 2 cạnh giúp cho các góc nhọn, góc cột của không gian được lấp đầy và trở nên đẹp, sang trọng hơn. Các thiết kế tủ bếp chữ L cũng tạo nên tam giác bếp: tủ lạnh, bồn rửa, bếp nấu giúp không gian linh hoạt hơn.

Thiết kế tủ bếp này cũng có thể dễ dàng được mở rộng khi gia chủ có nhu cầu sử dụng hoặc có thể đặt thêm các kệ chứa đồ nếu cần thiết. Với các phòng bếp có bàn trí bàn ăn ngay tại khu vực bếp thì việc lựa chọn mẫu thiết kế tủ bếp đẹp hình chữ L cũng giúp không gian rộng rãi hơn.
Mẫu tủ bếp song song
Thiết kế tủ bếp song song là lựa chọn hoàn hảo cho không gian phòng bếp hẹp về chiều ngang. Tủ bếp song song giúp không gian bếp trở nên gọn gàng hơn, thuận tiện cho người nội trợ không cần phải di chuyển nhiều giữa các khu vực trong phòng bếp. Tủ bếp song song còn dễ dàng điều chỉnh chiều dài của bếp cũng như thiết kế để tận dụng tối đa mọi công năng của sản phẩm.

Với thiết kế tủ bếp song song, người nội chợ thông minh sẽ biết sắp xếp một cách ngăn nắp và tinh tế, giúp cho việc nấu nướng thuận tiện nhất. Lưu ý khi thiết kế tủ bếp song song cho diện tích nhà hẹp nên chú ý tới khoảng không gian ở giữa bếp cần đảm bảo tối thiểu 110 cm – 120 cm để không gian sinh hoạt của gia đình không trở nên quá chật chội và bất tiện.
5 NGUYÊN TẮC VÀNG KHI THIẾT KẾ TỦ BẾP
Vị trí đặt tủ bếp
Theo phong thủy không nên đặt bếp ở vị trí ngược với hướng của nhà, có nghĩa là lưng bếp cần được đưa về hướng cửa để tránh việc mở cửa chính ra là nhìn ngay thấy bếp. Đối với những trường hợp được thiết kế từ trước mà không thể thay đổi được bạn có thể sử dụng rèm cửa, vách ngăn hay bình phong ngăn cách để làm giảm các luồng khí xấu từ cửa đi vào bếp nấu.

Kích thước tủ bếp
Kích thước là yếu tố quan trọng hàng đầu khi thiết kế tủ bếp. Bởi ngoài quyết định đến tính thẩm mỹ của không gian nó còn ảnh hưởng rất lớn đến công năng sử dụng.
Dưới đây là kích thước tủ bếp tiêu chuẩn cho bạn tham khảo: 810 x 600mm ( chiều cao x chiều sâu).

Chất liệu tủ bếp
Chất liệu làm tủ bếp cũng là một thành phần quan trọng khi thiết kế tủ bếp. Bạn có thể chọn rất nhiều chất liệu gỗ để thiết kế tủ bếp tùy vào sở thích của mình
Chất liệu gỗ tự nhiên (gỗ xoan đào, gỗ sồi…) có các đường vân gỗ và màu sắc mộc mạc thường mang lại cảm giác sang trọng, ấm cúng.

Chất liệu gỗ công nghiệp (Acrylic, Melamine, Laminate…) có nhiều màu sắc, thường mang lại cảm giác hiện đại, gọn gàng, sạch sẽ cho tủ bếp.
Màu sắc tủ bếp
Trước khi lựa chọn màu sắc cho bộ tủ bếp thì việc đầu tiên mà bạn cần lưu ý đó là không gian của phòng bếp. Nếu như phòng bếp của bạn có diện tích nhỏ, chật hẹp thì nên ưu tiên chọn những màu sắc sáng hoặc màu trung tính như: trắng, vàng nhạt, xanh,…Còn nếu phòng bếp khá rộng rãi thì bạn có thể lựa chọn các gam màu khác nhau bao gồm cả gam màu tối.

Màu sắc tủ bếp có thể lựa chọn cùng tông hoặc đối lập với màu sắc của sơn tường, đồ nội thất trong nhà. Không gian sẽ trở nên sang trọng và có gu hơn nếu bộ tủ bếp có màu sắc cùng tông với màu sắc của tường, đồ nội thất khác trong phòng. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn cách kết hợp màu sắc đối lập sẽ tạo ra điểm nhấn ấn tượng cho không gian.
Cách bố trí phụ kiện, thiết bị tủ bếp chính
Thùng đựng rác: nên đặt thùng đựng rác ngay dưới khoang chậu rửa để thuận tiện khi dọn dẹp.
Máy hút mùi được coi là lá phổi của không gian phòng bếp. Việc sử dụng máy hút mùi giúp cho bầu không khí trở nên trong lành hơn, các mùi thức ăn, dầu mỡ sau khi nấu nướng sẽ bị thổi bay ra ngoài. Bạn nên đặt chúng ngay trên bếp nấu vừa tạo được hiệu quả sử dụng, vừa hợp phong thủy.
Lò vi sóng được đặt trong khoảng từ tủ lạnh đến chậu rửa, hoặc đến bếp.
THIẾT KẾ TỦ BẾP THÔNG MINH
Kích thước phụ kiện nhà bếp
Đây là yếu tố quan trọng đến quy cách thiết kế tủ bếp. Thông thường, trước khi thiết kế tủ bếp, người ta đã phải hoàn thành việc lựa chọn các phụ kiện cho nó.

Một số phụ kiện, thiết bị tủ bếp thông minh quan trọng trong nhà bếp
Một số lưu ý khi chọn phụ kiện tủ bếp
Không nên chạy đua theo thương hiệu, mà nên lựa chọn những phụ kiện thực sự cần thiết trong căn bếp của bạn.
Sắp xếp ngăn nắp, có khoa học các phụ kiện trong nhà bếp. Tất cả các đồ dùng trong phòng bếp đều có lợi ích và có chỗ sắp xếp riêng. Không nên bỏ lộn xộn những thứ không liên quan với nhau cùng một chỗ. Như thế bạn sẽ không cần phải mất thời gian đi tìm khi cần chúng.
E9Design – Thiết kế tủ bếp rẻ đẹp
Với phương châm: “Nội thất đỉnh cao, dẫn đầu xu hướng” E9Design cũng chính là chuyên gia thiết kế và thi công nội thất uy tín, tầm cỡ và chất lượng từng hợp tác với những đối tác lớn và đáng tin cậy nhất Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng là lựa chọn hàng đầu trong những đơn vị chuyên thiết kế và thi công nội thất chung cư và nhà phố hiện nay trên thị trường hiện tại.
Quy trình làm việc 6 bước rõ ràng, chính xác, E9Design cam kết mang lại những giá trị thiết thực và đẳng cấp nhất cho tất cả các khác hàng của chúng tôi:
Bước 1: Để lại thông tin hoặc gọi cho chúng tôi
Bước 2: Bố trí những tùy chọn tối ưu
Bước 3: Giao kết bằng hợp đồng
Bước 4: Hoàn thiện hình ảnh dự án nội thất 3D:
Bước 5: Lựa chọn đồ nội thất và vật liệu xây dựng theo đúng ngân sách
Bước 6: Giám sát và bàn giao công trình
Bước 2: Bố trí những tùy chọn tối ưu
Bước 3: Giao kết bằng hợp đồng
Bước 4: Hoàn thiện hình ảnh dự án nội thất 3D:
Bước 5: Lựa chọn đồ nội thất và vật liệu xây dựng theo đúng ngân sách
Bước 6: Giám sát và bàn giao công trình