Nội dung chính của bài viết
- 1. Điểm mặt những thực phẩm cần tránh khi thụ thai:
- 1.1. Nhóm thực phẩm dinh dưỡng:
- 1.2. Nhóm rau, củ, quả mẹ bầu cần tránh khi thụ thai bao gồm:
- 1.3 Nhóm Trái cây mẹ bầu cần tránh khi thụ thai bao gồm:
- 1.4. Mẹ bầu tránh ăn những đồ ăn quá mặn:
- 1.5. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ:
- 1.6. Những đồ uống có cồn, chất kích thích:
- 1.7 Những loại thực phẩm lạnh, nhiều đường
- 1.8. Lạm dụng thuốc bổ:
- 2. Những thực phẩm mẹ cần bổ xung trước khi có kế hoạch mang thai

1. Điểm mặt những thực phẩm cần tránh khi thụ thai:
Khi chuẩn bị mang thai và mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tránh một số loại thực phẩm sau vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và cho thai nhi:
1.1. Nhóm thực phẩm dinh dưỡng:
1.1.1. Phô mai mềm:
Tránh các loại pho mát mềm vì trong chúng chứa vi khuẩn listeria – có thể gây sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng.

Phô mai mềm được làm từ sữa chưa tiệt trùng nên có thể chứa các vi khuẩn listeria – có thể gây sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc máu và đe dọa tính mạng. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần tránh tiêu thụ chúng.
1.1.2. Thực phẩm tái, sống, chưa chín kỹ:
Ăn những đồ ăn tái, sống, hoặc chưa chín kỹ như như tiết canh, gỏi, thịt tái, sushi, trứng sống… làm tăng nguy cơ nhiễm một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella.

Những vi khuẩn này có thể đe dọa sức khỏe của mẹ và thai nhi, có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, thai chết lưu hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh. Vì vậy đây cũng là nhóm thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi thụ thai
1.1.3. Thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn:
Hàm lượng chất bảo quản, đường và natri cao trong thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như nước thịt xông khói, thịt muối, xúc xích… không hề tốt cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, một số thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn cũng có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc… có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Mẹ bầu cần xây dựng thói quen tự nấu ăn tại nhà với các sản phẩm tươi sống có nguồn gốc tự nhiên hoặc hữu cơ.
1.1.4. Thịt nội tạng:
Hạn chế sử dụng thịt nội tạng động vật, đặc biệt là gan, lòng lợn… Tuy gan có chứa nhiều Vitamin A, song việc ăn quá nhiều vitamin A có nguồn gốc động vật (vitamin A đã được tạo sẵn) đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và sẩy thai. Đồng thời, gan vốn là cơ quan giải độc, nơi chứa nhiều chất độc hại trong cơ thể lợn, gà… nên hạn chế ăn.
1.1.5. Hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao:

Thủy ngân là một nguyên tố có độc tính cao, được tìm thấy ở các vùng biển ô nhiễm. Nó có thể gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận cho mẹ bầu. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề phát triển nghiêm trọng của thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Do đó, tốt nhất nên tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao khi đang chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú.
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá ngừ (đặc biệt là cá ngừ mắt to), cá thu vua, cá mập, cá kiếm, cá Kình, cá ngói từ Vịnh Mexico, cam sần sùi
Ngoài ra cũng cần hạn chế các loại thủy hải sản thường nhiễm kí sinh trùng, chất bẩn: Hàu, trai, ốc, hến.
1.2. Nhóm rau, củ, quả mẹ bầu cần tránh khi thụ thai bao gồm:
Rau, củ, quả là nguồn thực phẩm luôn được khuyến khích ăn nhiều, tuy nhiên cũng có một số loại mẹ bầu cũng cần tránh sử dụng khi thụ thai như: Đu đủ xanh, củ Dền đỏ, rau Sam, Ngải cứu, rau Ngót, chùm ngây, rau Răm, Mướp đắng, Dưa muối, Gừng, ớt, măng tươi, khoai tây, sắn, đậu phộng… là những loại rau, củ, quả cần phải hạn chế ăn hoặc không ăn.
1.2.1. Khoai tây mọc mầm xanh
Không riêng mẹ bầu mà tất cả mọi người đều không nên ăn khoai tây mọc mầm xanh vì nó rất độc và gây nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ gây sảy thai cho mẹ bầu.
Khoai tây mọc mầm xanh có chất độc là solanin, có khả năng gây ngộ độc như: rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt khiến trung tâm hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.
1.2.2. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh là một thực phẩm có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang mang thai thì lại không nên dùng. Bởi đu đủ xanh có rất nhiều nhựa (latex), có tác dụng gây co bóp tử cung nên có thể dẫn đến sẩy thai
Ngoài ra trong đu đủ xanh có chứa chất papain một loại enzyme dễ gây dị ứng. Nếu ăn đu đủ xanh với số lượng lớn thì có thể kích hoạt một số rối loạn hô hấp như thở khò khè, tắc nghẽn liên tục ở mũi, hay hen suyễn…
Tuy nhiên, đu đủ xanh nấu chín lại có nhiều chất dinh dưỡng nên bạn có thể ăn một lượng nhỏ nếu bác sĩ không khuyến cáo bạn tránh ăn.
1.2.3. Rau sam
Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kỳ hiệu quả. Nhưng đối với bà bầu trong 3 tháng đầu thì nên tránh loại quả này bởi nó có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, làm tăng nguy cơ gây sảy thai và nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

1.2.4. Rau sống, rau mầm sống:
Các loại rau sống, mầm sống: rau salat, rau thơm, rau mầm, giá đỗ xanh… có thể bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng, trứng giun… Vì vậy, Mẹ bầu cũng nên hạn chế và tránh dùng các loại rau mầm sống, rau sống. Tuy nhiên, rau mầm vẫn an toàn sau khi đã được nấu chín.
1.2.5 Dưa cà muối
Trong quá trình muối dưa cà, đặc biệt là 1-2 ngày đầu (muối xổi) các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric. Khi hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần tức là độ chua tăng lên sẽ rất có hại có sức khỏe mẹ bầu.
1.3 Nhóm Trái cây mẹ bầu cần tránh khi thụ thai bao gồm:
1.3.1. Dứa
Loại quả này chứa một chất gọi là bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Trong thời gian đầu của thai kỳ, mẹ bầu ăn dứa có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tăng triệu chứng ốm nghén và tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai.

1.3.2. Nhãn, vải, đào, nho, ổi…
Nhãn, vải là loại trái cây khá được nhiều chị em phụ nữ yêu thích vì hương vị ngọt ngon đặc trưng. Tuy nhiên, Nhãn và Vải lại là loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai bởi ăn nhiều sẽ gây nóng dễ dẫn đến tình trạng động thai, đau tức bụng dưới, ra huyết, đau bụng thậm chí tổn thương thai khí và có thể gây sảy thai.
1.3.3. Dưa hấu:
Dưa hấu nhìn chung là loại trái cây có lợi bởi chúng giúp cơ thể đào thải độc tố, ngừa táo bón, cung cấp thêm chất xơ. Tuy nhiên bà bầu ăn dứa hấu nên cẩn trọng nếu bạn bị đái tháo dường thai kỳ để hạn chế nguy cơ lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn.
Ngoài ra, dưa hấu là thức ăn có tính hàn nên việc ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến bạn bị tiêu chảy hoặc thải độc quá mức.
1.4. Mẹ bầu tránh ăn những đồ ăn quá mặn:
Không riêng mẹ bầu mà tất cả mọi người đều không nên ăn đồ ăn quá mặn. Ăn mặn khiến bạn đối mặt với nguy cơ tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tình tạng phù nề, tăng huyết áp, đâu đầu, choáng váng, tức ngực, buồn nôn…

Trong thời kỳ thai nghén, mẹ bầu ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, tăng huyết áp. Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai là một trong các yếu tố nguy cơ nhiễm độc thai nghén (bao gồm phù, tăng huyết áp và albumin niệu…). Vì vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, các chuyên gia khuyên lượng muối ăn mỗi ngày chỉ nên khoảng 6g.
Ngoài ra, mẹ bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Do thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.
1.5. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ:

Đồ chiên rán đặc biệt là thức ăn nhanh chứa nhiều các chất béo không lành mạnh khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu phải làm việc quá sức gây đầy hơi, khó tiêu, dễ bị ợ chua. Ngoài ra, các loại chất béo này có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức dẫn tới nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
1.6. Những đồ uống có cồn, chất kích thích:
1.6.1. Đồ uống có cồn

Nước ngọt, đồ uống có ga: Chứa hàm lượng đường cao như soda, nước ngọt, nước ép đóng hộp… cũng cần phải hạn chế dùng do làm tăng lượng đường trong máu gây nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.
1.6.2. Các chất kích thích:
Coffee (Cà phê):

Thuốc lá:
Hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ và các bệnh mãn tính khác. Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bàng quang, họng, miệng, thận, cổ tử cung và tuyến tụy…
Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, hút thuốc lá còn dẫn đến một số hậu quả như: Mang thai ngoài tử cung; Ảnh hưởng xấu tới nhau thai; Gặp các vấn đề về tuyến giáp; Vỡ ối sớm.
1.7 Những loại thực phẩm lạnh, nhiều đường
Bà bầu ăn đồ lạnh thường xuyên sẽ khiến các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung, bị co thắt lại, gây trở ngại cho tuần hoàn máu ở thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus.
Ở phụ nữ mang thai chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, nếu đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe.

1.8. Lạm dụng thuốc bổ:
PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, nhiều phụ nữ khi vừa mang thai lập tức uống thuốc bổ vô tội vạ để “không bổ ngang cũng bổ dọc” cho trẻ thông minh. Thực tế, việc lạm dụng quá nhiều các loại thuốc bổ có thể khiến bà bầu mệt mỏi, táo bón, tăng gánh nặng cho gan.
Ông nói: “Có sản phụ dùng đơn thuốc dài nửa trang giấy, không tốt cho bà bầu và cũng không tốt cho đứa trẻ. Khi sử dụng quá nhiều thuốc bổ sung, thừa sẽ gây mệt mỏi cho gan vì phải thải độc, tiêu hoá, táo bón, căng thẳng thần kinh”
2. Những thực phẩm mẹ cần bổ xung trước khi có kế hoạch mang thai
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, phụ nữ cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng trước khi có ý định mang thai từ 3 – 6 tháng. Bởi chỉ khi phụ nữ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, quá trình thụ thai mới diễn ra thuận lợi, con yêu chào đời khỏe mạnh và thông minh. Vì vậy trước và sau khi mang thai, mẹ bầu cần bổ xung các thực phẩm giầu dinh dưỡng như sau:

2.1. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa luôn là nguồn cung giàu canxi, vitamin D, protein, chất béo lành mạnh và axit folic. Trong ba tuần đầu tiên của thai kỳ, ngoài việc bổ sung thêm sữa, mẹ bầu nên dùng thêm sữa chua và phô mai vào trong chế độ ăn nhé.
2. 2. Thực phẩm giầu Protein chất lượng cao:
Protein chất lượng cao từ trứng, thịt gà, cá, thực phẩm họ đậu. Theo các nghiên cứu, chế độ ăn giàu protein chất lượng này giúp tăng khả năng thụ thai lên từ 25-40%.
2.3. Thực phẩm giàu carbohydrate tinh bột
Thực phẩm giàu carbohydrate tinh bột bao gồm khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì. Carbohydrate có nhiều năng lượng, và do đó là một thành phần quan trọng của một chế độ ăn uống tốt cho mẹ bầu.
2.4. Rau củ quả, Trái cây

Các loại trái cây như dưa, bơ, lựu, chuối, cam, dâu tây và táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho sự tăng trưởng của bé.
Trái cây và rau quả là nền tảng của bất kỳ chế độ ăn uống bổ dưỡng nào, và chúng đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai.
2.5. Các loại hạt và trái cây khô
Các loại hạt và trái cây khô là nguồn cung tuyệt vời các chất béo lành mạnh, vitamin, protein, khoáng chất, flavonoid và chất xơ. Việc thường xuyên ăn chúng không chỉ đem lại rất nhiều lợi ích cho thai nhi mà còn tốt cho cả mẹ bầu nữa.
Có những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp đối với phụ nữ mang thai. Do đó việc tìm hiểu kĩ các loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến quá trình thụ thai sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh và phòng tránh được những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.