Tiềm năng phát triển thị trường sản xuất đất hữu cơ trồng hoa

Đất hữu cơ là một phần không thể tách rời trong việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Đất hữu cơ bổ sung đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng, khoáng chất, vi sinh vật có ích, nâng cao độ màu mỡ của đất. Hơn nữa sử dụng đất hữu cơ trong nông nghiệp không những an toàn cho người sử dụng mà còn cân bằng hệ sinh thái môi trường. Vậy đất hữu cơ là gì? Công dụng và tầm quan trọng trong việc phát triển các trang trại ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé?
Việt Nam là nước có lợi thế về sản xuất đất hữu cơ
                            Việt Nam là nước có lợi thế về sản xuất đất hữu cơ

1. Đất hữu cơ là gì?

Đất hữu cơ là loại đất pha trộn với những thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, được sản xuất theo các nguyên liệu chính là xơ dừa đã được sử lý sạch và loại bỏ tạp chất, kết hợp với đất thịt, vỏ trấu, phân bò và phân trùn quế…Sau một thời gian các hỗn hợp được trộn đều và ủ thêm dịch trà trùn nhằm tăng ưu thế những vi sinh vật có lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.
Tiêu chuẩn đất hữu cơ đạt chất lượng
Đất hữu cơ đạt chất lượng phải có độ tơi xốp, khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Việc sử dụng đất phải đi cùng sử dụng phân bón, sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường. Như vậy cho ra nông sản có chất lượng cao, an toàn sức khỏe người tiêu dùng. 
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Rau quả, nhu cầu về hoa, cây cảnh trên thị trường ngày càng tăng mạnh. Chỉ tính trong 5 năm gần đây, nhu cầu hoa cây cảnh bình quân tăng khoảng 15% một năm, là tiền đề cho phát triển hoa cây cảnh một cách bài bản và thành hàng hóa lớn.
Sản xuất đất trồng cây cảnh phát triển mạnh trong những năm gần đây
              Sản xuất đất hữu cơ phát triển mạnh trong những năm gần đây
Ngoài ra, việc sản xuất cây cảnh và hoa không cần nhiều đất, nước tưới, phân bón hay thuốc trừ sâu. Dễ dàng áp dụng công nghệ mới đồng thời mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây trồng thông thường khác trong cùng điều kiện.

2. 5 lợi ích chính khi sử dụng đất hữu cơ trong việc trồng hoa:

  • Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, Giúp cây phát triển tốt:
  • Cho năng suất cao, nông sản chất lượng
  • Góp phần cân bằng sinh thái, giúp Hệ vi sinh trong đất phát triển
  • Cải tạo đất trồng.
  • Bảo vệ môi trường. 
    Những lợi ích khi trồng đất hữu cơ
            Đất hữu cơ rất tơi xốp, khả năng giữ nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

3. Tiềm năng phát triển thị trường sản xuất đất hữu cơ trồng hoa trong những năm gần đây:

Phát triển sản xuất đất hữu cơ nhằm tạo ra nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích đối với sức khỏe con người, góp phần cải tạo, bảo vệ  môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế… Ðây là chủ trương lớn, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng, miền và địa phương trên cả nước.
Hơn nữa, khi mức sống người dân từng bước được nâng cao thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp ngày càng lớn, cụ thể là nhu cầu trồng hoa, cây cảnh trang trí vườn nhà, ban công… Kéo theo nhu cầu sản xuất đất trồng ngày một phát triển.
Việt Nam là nước phát triển nông nghiệp, vì thế những nguyên liệu để sản xuất đất hữu cơ cũng rất dồi dào, sẵn có và đa dạng.

3.1 Những nguyên liệu cần thiết để sản xuất đất hữu cơ:

Nguyên liệu sản xuất đất hữu cơ rất đa dạng, phong phú và sẵn có vì đều là các sản phẩm động, thực vật trong cuộc sống hàng ngày. 
Những nguyên liệu cần thiết để sản xuất đất hữu cơ
            Những nguyên liệu cần thiết để sản xuất đất hữu cơ rất phổ biến và dễ tìm

3.2 Quy trình sản xuất đất hữu cơ:

Đất hữu cơ có thể do bà con nông dân, làm vườn tự sản xuất thủ công hoặc do các công ty sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Có rất nhiều cách làm đất hữu cơ từ các nguyên liệu sẵn có kể trên, nhưng tỷ lệ và quy trình chung để sản xuất đất hữu căn bản là:
Tỷ lệ trộn đất hữu cơ
Đất trộn trồng hoa kiểng thường có tỷ lệ 2 phần đất, 2 phần chuồng hoai mục kết hợp với 1 phần xỉ than, 1 phần vỏ trấu  và 1 phần vụn xơ dừa
Quy trình sản xuất đất hữu:
Quy trình sản xuất đất hữu cơ
                                                   Quy trình sản xuất đất hữu cơ

4. Các loại đất trồng hoa hồng: 

Cây hồng có khả năng sống được và phát triển mạnh một cách bình thường trên nhiều loại đất khác nhau như đất đồi, đất thịt pha cát, đất phù sa, đất mới được khai phá… Tuy nhiên để cây hồng sinh trưởng và phát triển tốt thì đất cần đảm bảo đó phải tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Tránh trồng ở những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Hoa hồng thích pH đất trung tính, một mức độ pH trong khoảng 6.0-8.0 sẽ là lý tưởng cho hoa hồng của phát triển tốt. Với mức pH này, nó dễ thay đổi cải tạo trước khi trồng và cũng dễ điều chỉnh sau đó

4.1 Làm đất trồng Hoa Hồng: 

Đất trồng hoa hồng tốt nhất gồm 3 thành phần chính như sau:
  • Đất: Đất thịt, đất đỏ, đất phù xa…
  • Phân hữu cơ: Phân truồng (Trâu, bò, lợn…) đã hoai mục
  • Giá thể: trấu, rơm vụn, mạt cưa, than bùn, than trấu, hạt nhựa nhỏ, gạch loại xấu có độ xốp được đập nhỏ ra như cát… 
Đất trồng Hồng có nhiều sinh vật, vi sinh vật, các động vật bậc thấp như giun, dế sống cộng sinh với đất mới tốt. Lúc sống chúng liên tục đào hang xẻ rãnh giúp đất được tơi xốp thông thoáng. Khi chết, xác chúng tạo nên những chất khoáng cần thiết nuôi cây.

4.2 Tỷ lệ trộn đất trồng Hoa Hồng: 

Tỷ lệ trộn đất trồng Hoa Hồng
                                          Tỷ lệ trộn đất trồng Hoa Hồng

Lưu ý: Thành phần phân hữu cơ qua chế biến với trichoderma, là thành phần bổ sung sau khi tổng khối lượng các thành phần khác đã trộn song.

4.3 Cải tạo đất trồng hồng:

Đất dù tốt như thế nào nhưng sau một thời gian sử dụng cũng sẽ bị suy giảm chất dinh dưỡng và không thể đáp ứng được yêu cầu của cây trồng nữa. Vì vậy, bạn phải tiến hành cải tạo đất định kỳ hoặc thay thế đất mới, nếu cần thiết.
* Phơi khô và trộn đất với vôi bột
Phơi khô và đập nhỏ đất trồng hoa hồng có tác dụng tăng cường thêm lượng oxy trong đất. Sau đó, trộn đất cùng vôi bột nhằm ức chế sự phát triển của nấm bệnh, ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử được tác hại của mặn, cung cấp dưỡng chất canxi và phát huy hiệu lực của phân hữu cơ, phân vô cơ.
* Tiến hành làm đất tơi xốp
Hoa hồng là loại cây ưa nước nhưng nếu quá nhiều nước thì cây lại hay bị ngập úng. Vì thế, cần làm tơi xốp đất để rễ cây dễ thở và giúp việc thoát nước thuận tiện hơn. Bằng cách sử dụng các phế phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, đỗ, bã đậu tương, trấu tươi, trấu hun, xơ mùn dừa,… trộn vào đất trồng hoa hồng.
* Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
Đất trồng hoa hồng cạn kiệt chất dinh dưỡng có thể do sử dụng phân hóa học mà không bổ sung phân hữu cơ hoặc bổ sung không đủ, cách tưới nước không đúng làm rửa trôi chất dinh dưỡng.
Hoa hồng nở trong suốt mùa cần ít nhất ba lần bón phân. Một lượng phân bón cân bằng với tỉ lệ 10-10-10 cung cấp nitơ cho lá cây khỏe mạnh, phốt pho cho rễ mạnh mẽ, và kali. Nên bón phân lần đầu tiên khi cây bắt đầu thoát ra khỏi mùa đông. Hai lần nữa vào giữa tháng 6 và giữa tháng 7 để chúng vẫn tiếp tục nở hoa. Ngừng bón vào tháng 8 để cho phép các cây hoa hồng ngủ đông!
Như vậy ta có thể thấy đất hữu cơ đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng hữu cơ cần thiết cho cây trồng; Bao gồm các chất đa, trung, vi lượng ở dạng cây dễ hấp thụ được. Cây trồng sẽ có điều kiện để phát triển, cho năng suất cao. Ngoài ra với cây con ở giai đoạn đầu phát triển sẽ phát triển nhanh bộ rễ. Hiệu suất cây trồng sử dụng chất dinh dưỡng từ môi trường tăng lên đáng kể. Khả năng giữ ẩm của đất cũng tiết kiệm được một phần nước tưới. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *