Nội dung chính của bài viết
- 1. Dinh dưỡng trước khi mang thai với người mẹ
- 1.1 Vai trò của chế độ dinh dưỡng cân bằng trước khi mang thai
- 1.2 Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai.
- 1.3 Dưỡng chất cần thiết bổ sung trước khi mang thai
- 1.4 Những thực phẩm cần tránh khi bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai
- 1.5 Gợi ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng trước khi mang thai cho phụ nữ
- 2. Dinh dưỡng trước khi mang thai với nam giới
Dinh dưỡng trước khi mang thai của hai vợ chồng là tiền đề quan trọng để tăng cơ hội thụ thai và tạo ra phôi thai khỏe mạnh. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng thế nào? nên ăn uống gì? đều cần có cả bố và mẹ cùng thực hiện.
1. Dinh dưỡng trước khi mang thai với người mẹ
Theo Trung tâm y tế Đại học Rochester, New York, dinh dưỡng trước khi thụ thai là một phần quan trọng để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Các yếu tố như cân nặng so với chiều cao, những thực phẩm bổ sung đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ khi mang thai và sức khỏe của thai nhi đang phát triển.
1.1 Vai trò của chế độ dinh dưỡng cân bằng trước khi mang thai
Xây dựng và thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, trước khi mang thai và trong suốt thời gian thai kỳ sẽ giúp bạn nhận được các chất dinh dưỡng phù hợp để có một nền tảng sức khỏe tốt, hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và lành mạnh giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ảnh hưởng đến thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, bèo phì,…
Ngay tại thời điểm có kế hoạch mang thai, bạn nên quan tâm đầu tiên đến vấn đề sức khỏe bằng việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và chế độ tập luyện. Tìm hiểu để có một chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai phù hợp với bạn sẽ làm tăng khả năng thụ thai, giúp cho thai nhi phát triển toàn diện và tránh biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
1.2 Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai.
Trước tiên, bạn cần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể, không ăn kiêng, không nên ăn chay. Ngoài ăn đủ 3 bữa chính thì cần lưu ý bổ sung các các bữa ăn phụ.
Thức ăn từ thiên nhiên rất quan trọng vì có chứa thành phần dinh dưỡng cơ bản nhất, tự nhiên nhất
và tươi ngon nhất. Mẹ bầu cần nhất là nguồn dinh dưỡng lành mạnh, không bị ô nhiễm như rau xanh, hoa quả tươi theo mùa, thịt chưa qua gia công, tẩm ướp, các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hạt cải… và các loại nước uống tinh khiết.
Nguyên tắc:
-
Ăn thực phẩm đa dạng, tránh nhàm chán
-
Thực đơn cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chính bao gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
-
Bữa phụ có thể là sữa, hoa quả tươi,…
-
Thực phẩm cần được chế biến vệ sinh, an toàn, ăn chín, uống sôi, không nên ăn các đồ tái sống tránh ngộ độc thực phẩm.
-
Trọn các thực phẩm tươi ngon và cách chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp các dưỡng chất có trong thực phẩm tránh bị phá hủy, biến đổi.
-
Nên đi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai 3 tháng và bổ sung các vi chất thiết yếu theo liều lượng bác sỹ khuyến cáo phù hợp với tình trạng của mỗi người.
1.3 Dưỡng chất cần thiết bổ sung trước khi mang thai
Các bà mẹ tương lai đều mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn làm nền tảng để các bé yêu được sinh ra, lớn lên khỏe mạnh, thông minh. Vì vậy, việc bổ sung các dưỡng chất quan trọng như acid folic, sắt, canxi… là điều cực kỳ quan trọng ngay từ trước khi mang thai (theo NIH – thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ)
1.4 Những thực phẩm cần tránh khi bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai
-
Hạn chế sử dụng những loại cá, hải sản từ biển sâu như cá ngừ, cá kiếm, cá thu,… do những loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân cao từ đại dương gây nguy hiểm khi mang thai.
-
Những nước uống có ga, có hàm lượng đường cao như soda, nước ngọt, nước ép đóng hộp… do làm tăng lượng đường trong máu gây nguy cơ và ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
-
Những đồ uống có cồn, có caffein, chất kích thích: Vì gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở sản phụ.
1.5 Gợi ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng trước khi mang thai cho phụ nữ
2. Dinh dưỡng trước khi mang thai với nam giới
Chất lượng tinh trùng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Chính vì vậy nam giới cũng cần phải có một chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường chất lượng tinh trùng và cải thiện tinh thần để tăng cơ hội thụ thai.
2.1 Chế độ dinh dưỡng dành cho nam giới
Cũng giống như phụ nữ, nguyên tắc tuân thủ cơ bản là chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, có một số các dưỡng chất cụ thể cần phải lưu ý bổ sung.
- Acid Folic:Nghiên cứu cho thấy rằng axit folic giúp tăng cường chất lượng và tốc độ tinh trùng. Nồng độ acid folic của người đàn ông thấp có thể là tinh trùng bị khuyết tật về mặt di truyền. Khi đó, nếu được thụ thai thì khả năng sảy thai cao hoặc đứa bé có nguy cơ mắc dị tật khi sinh ra.
- Kẽm :Theo nghiên cứu khoa học về vai trò của kẽm, thì những người đàn ông sử dụng kẽm thường xuyên mỗi ngày có lượng tinh trùng khỏe mạnh và số lượng nhiều hơn những người không sử dụng và ít khi được sử dụng kẽm.
- Coenzym 10:Theo một nghiên cứu, CoQ10 được chứng minh ảnh hưởng trực tiếp với số lượng, chất lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Khi càng lớn tuổi thì nồng độ CoQ10 ở nam giới càng giảm.
2.2 Thức phẩm cần hạn chế sử dụng
- Đậu nành
Đậu nành chứa isoflavon, chất làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng, làm giảm khả năng sinh sản của nam giới. - Các thức uống có chứa cồn
Sử dụng nhiều rượu bia sẽ làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới, tăng số lượng tinh trùng dị dạng. Các đồ uống có cồn còn làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương, làm giảm ham muốn. Do đó làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới. - Những loại đồ ăn đóng hộp
Những đồ ăn, thực phẩm đóng hộp có chưa s thành phần Bisphenol-A (BPA). Chất này không chỉ làm giảm lượng tinh trùng mà còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng.