Nội dung chính của bài viết
Để trồng được dâu tây, bạn không những cần lưu ý đến đất trồng, chậu cây, thời vụ, kỹ thuật trồng cây từ gieo hạt tới chăm sóc mà còn cần phải quan tâm tới loại phân bón nào tốt, cách bón phân cho cây để có được những quả dâu tây chín mọng, ngon ngọt. Phân bón cho dâu tây cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của cây. Trong bài viết dưới đây, Ecolafa sẽ giúp bạn tìm hiểu các loại phân bón cho dâu tây và hướng dẫn bón phân cho dâu tây để đạt được kết quả tốt nhất.
Nên bón phân gì cho dâu tây

Phân bón cho dâu tây có 3 loại phổ biến, trong đó gồm: Phân bón hữu cơ, phân bón NPK, phân bón trung lượng và vi lượng. Mỗi loại phân bón có thành phần, ưu điểm và nhược điểm riêng.
1. Phân bón hữu cơ cho dâu tây
Theo wikipedia, phân hữu cơ là “hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp”.
Bón phân hữu cơ cho dâu tây sẽ giúp cây có bộ rễ khoẻ, chóng lớn, quang hợp mạnh. Ngoài ra, phân bón hữu cơ cũng giúp đất tăng chất mùn (từ 20 – 10% lượng mùn), đủ chất dinh dưỡng, và giữ nước tốt.
Các loại phân hữu cơ lấy từ phân các loaị vật nuội, rác thải nhà bếp, từ than bùn… cần phải ủ kỹ để xử lý nấm bệnh trước khi dùng để bón cây.
Dưới đây là 5 loại phân bón dùng cho dâu tây phổ biến và được đánh giá cao trên thị trường hiện nay.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những loại phân bón hữu cơ sau đây:
- Phân gà hữu cơ Dynamic 3-4-3 giúp cải tạo đất hiệu quả.
- Phân bón hữu cơ Voi Xanh MTX 2kg giúp cây dâu tây nhanh ra hoa, kết quả.
- Đạm cá hồi hữu cơ.
- Phân bón hữu cơ Phúc Lâm Green.
- Phân gà hữu cơ vi sinh Green Life.
Ngoài những loại trên, trên thị trường còn rất nhiều loại phân bón hữu cơ cho dâu tây khác.
2. Phân bón NPK cho dâu tây
Phân bón NPK là phân bón hỗn hợp cung cấp cho cây trồng những chất dinh dưỡng cần thiết. Phấn bón NPK có thể sử dụng cho các loại cây ra hoa và cây ăn quả, đặc biệt là rất hiệu quả với cây dâu tây.
Thành phần của phân bón NPK | Tác dụng |
Đạm | Hỗ trợ cây sản sinh nhiều lá quang hợp, giúp cây khoẻ mạnh. |
Lân | Giúp cây dâu tây có bộ rễ khoẻ và tăng khả năng ra hoa, đậu quả của cây. |
Kali | Tăng khả năng phòng chống sâu bệnh, tăng năng suất, giúp quả dâu tây chín mọng, ngon ngọt. |
Canxi, Magie, Bo | Hạn chế bệnh sinh lý trên quả dâu tây. |
Bo | Tăng khả năng đậu hoa, nâng cao chất lượng quả |
3. Phân bón trung lượng và vi lượng
Ở Việt Nam, đất trồng hầu hết là đất chua, nghèo dinh dưỡng, kể cả các chất dinh dưỡng trung và vi lượng. Do đó, muốn cây cho năng suất cao, ra quả ngọt, mang lại hiệu quả về kinh tế, người nông dân phải sử dụng phân bón trung lương và vi lượng cho cây trồng.
Đối với cây dâu tây cũng vậy, việc sử dụng phân bón trung lượng và vi lượng rất cần thiết để đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất cho cây trồng. Phân bón NPK cũng có chứa các yếu tố trung vi lượng. Nhưng nếu bạn quan sát tình trạng của cây mà thấy cây thiếu chất dinh dưỡng trung và vi lượng (lá vàng, mỏng, dễ đổ ngã, rụng trái,…) thì cần phải bổ sung kịp thời.
Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nhiều loại phân bón trung vi lượng khác nhau. Trong đó, phải kể đến phân bón sunphat đồng (cung cấp các chất dinh dưỡng vi lượng) và phân bón gốc RAPID NEREO 250ml (cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng).
Hướng dẫn bón phân cho dâu tây
Bón phân cho dâu tây như thế nào còn phụ thuộc vào từng giai đoạn trồng và chăm sóc cây, tuỳ từng loại phân bón và tuỳ vào điều kiện, tình trạng của cây trồng.
Cụ thể, với phân bón trùn quế, lượng phân bón cho dây tây thích hợp là 3kg/m2 đất vào từng giai đoạn phát triển. Với phân bón ITALPOLLINA, lượng phân bón gợi ý là 500kg – 1500kg/ha/ lần, bón thúc 3-4 tháng một lần. Riêng phân bón lá TOBA Men có thể phun vào lá (20ml/bình 18 lít) hoặc tưới gốc (1ml với 1-2 lít nước) sau giai đoạn thu hoạch, ra hoa, kết quả.
Ngoài ra, bạn có thể quyết định lượng phân bón cho dâu tây theo quy tắc dưới đây.
1. Bón phân bón đơn cho dâu tây
Chia ra mỗi đợt bón phân định kỳ, mỗi lần bón 10kg ure, 08kg sunphat và 06kg supper lân. Ngoài ra, bạn cũng có thể phun lá dâu tây với Acid Boric và MgSO4. Phân bón trung vi lượng nên bón định kỳ 10 – 15 ngày xịt một lần.
Lượng phân bón đơn theo từng đợt có thể thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây. Hiện nay, tại các cửa hàng, bạn có thể tìm mua các gói phân bón nhỏ hoặc theo các combo đã được phân chia sẵn.
2. Bón phân bón NPK cho dâu tây
Để bón phân NPK cho dâu tây, bạn cần chia thành các đợt. Cụ thể:
- Đợt 1: Ở giai đoạn bắt đầu trồng cây, rải đều 15kg phân bón NPK xuống sâu trong lòng đất.
- Đợt 2: Sau khi cây trồng được 2 – 3 tháng, bới đất với độ sâu khoảng 10cm, rải 10kg phân bón NPK xuống và lấp đất lại. Lưu ý, chỉ rải một bên luống.
- Đợt 3: Cách đợt 2 từ 2 – 2,5 tháng, Thực hiện tương tự như đợt 2 nhưng với bên còn lại.
- Đợt 4: Sau 2 tháng kể từ đợt 3, rạch đất bên luống và bón 10-20 kg phân bón NPK.