Nội dung chính của bài viết
Trade Marketing đảm nhiệm vai trò triển khai mọi hoạt động của ngành hàng, kênh phân phối và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Khái niệm về Trade Marketing?
Các chiến lược Marketing thường nhắm tới khách hàng mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông; còn Trade Marketing là hình thức Marketing tại điểm bán.
Khái niệm về Trade Marketing?
Marketing tại điểm bán giải nghĩa cho thuật ngữ Trade Marketing. Đây là bộ phận trung gian giữa đội ngũ Sale và Marketing.
Công việc của một Trade Marketing là nghiên cứu, lên kế hoạch và thực hiện các giải pháp tiếp cận khách hàng. Các hoạt động tiếp cận khách hàng đều được thực hiện tại mọi điểm bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại,..
Ta có thể hiểu Trade Marketing là công việc khiến các nhà bán lẻ, phân phối chấp nhận nhập hàng hoá của bạn. Và cũng là công việc kích thích khách hàng mua sản phẩm của bạn. Khác với phương pháp truyền thông qua các phương tiện đại chúng nhiều cạnh tranh; Trade Marketing lại tiếp cận với khách hàng thông qua kênh phân phối và điểm bán.
Đối tượng của Trade Marketing là ai?
Khái niệm về người tiêu dùng, người mua hàng, khách hàng của công ty là điều cơ bản bạn phải nắm được khi tìm hiểu về Trade Marketing. Đối tượng chính của Trade Marketing là Shopper và các đối tác trong hệ thống phân phối.
Đối tượng của Trade Marketing là ai?
Các khái niệm tổng quan
Các hoạt động tương tác giữa công ty và người tiêu dùng là nhiệm vụ của Brand Marketing. Tương tác giữa công ty và khách hàng là Customer Marketing. Các hoạt động của Customer Marketing bao gồm: thúc đẩy mua hàng, phân phối, khuyến mãi, giảm giá,..
Bên cạnh đó, hoạt động tương tác giữa khách hàng và người tiêu dùng là trách nhiệm của Shopper Marketing. Các hoạt động của vị trí này bao gồm: thúc đẩy người mua hàng, hoạt náo,..
Có thể thấy Trade Marketing đảm nhiệm 2 vai trò là Customer Marketing và Shopper Marketing. Tại các điểm bán POP (point of purchase: nơi tập trung các hoạt động Marketing) sẽ thực hiện các hoạt động Marketing nhằm kích thích khách hàng mua sản phẩm của bạn.
Các đối tượng của Trade Marketing
Shopper: người mua, người tiêu dùng. Là người quyết định mua sản phẩm từ một nhà bán lẻ. Bên cạnh đó, công ty cần tiếp thị sản phẩm của mình cho các nhà bán lẻ. Hành động này sẽ giúp các nhà bán lẻ truyền đạt đúng thông điệp của công ty tới khách hàng.
Các đối tượng của Trade Marketing
Nhà phân phối: đây là những đối tác trung gian giúp bạn lưu trữ và vận chuyển hàng hoá. Nhờ đối tượng này mà các sản phẩm của bạn luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, công ty cũng giảm một phần phí vận chuyển.
Nhà bán lẻ: là đơn vị bán trực tiếp hàng hoá đến người tiêu dùng. Nhà bán lẻ cũng được coi là một khách hàng mục tiêu trong tiếp thị thương mại.
Trade Marketing làm gì?
Nhiệm vụ của người làm Trade Marketing được liệt kê cụ thể như sau:
Trade Marketing làm gì?
- Phát triển kênh phân phối: là các hoạt động mở rộng mạng lưới bán hàng của công ty, từ thành phố đến nông thôn.
- Chiết khấu thương mại: làm việc với các đối tác và cung cấp giá mềm cho số lượng hàng hoá lớn.
- Phát triển ngành hàng với các chiến lược: bao phủ và thâm nhập; chiến lược mục danh mục sản phẩm; chiến lược kích cỡ bao bì, chiến lược giá.
- Sự kiện, hội nghị khách hàng: đây là các sự kiện tri ân, khen thưởng để tạo mối quan hệ tốt giữa đội ngũ Sale và khách hàng.
- Tương tác với đội ngũ Sale, với mục đích gia tăng doanh số.
- Chương trình khách hàng trung thành: với mục đích tạo động lực cho các nhà phân phối bằng chương trình khuyến mãi, quà tặng với đơn hàng có số lượng lớn.
Các chiến lược Trade marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Chiến lược Marketing là các kế hoạch cung cấp sản phẩm đến nhà bán lẻ, khuyến khích họ ưu tiên bán sản phẩm của bạn. Để có được một chiến lược Trade Marketing hiệu quả, bạn cần phải có nhiều chiến lược khác nhau.
Các chiến lược Trade marketing hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu (Branding)
Để duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng thì xây dựng thương hiệu là chiến dịch Marketing thương mại cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Vì chiến dịch này sẽ giúp xây dựng “tên tuổi” cho sản phẩm của bạn. Khi thương hiệu và sản phẩm của bạn đã có thương hiệu, các nhà bán lẻ sẽ rất sẵn sàng ưu tiên và giới thiệu sản phẩm của bạn đến với người tiêu dùng.
Ban đầu, đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu sẽ tốn nhiều chi phí, nhưng mang lại lợi ích đáng ngạc nhiên. Ta có thể thấy 1 vi thương hiệu được biết đến rộng rãi hơn sản phẩm của họ: Google, Apple, Microsoft,…
Xúc tiến thương mại (Trade promotions)
Xúc tiến thương mại là đưa có ưu đãi cho nhà bán lẻ, bán sỉ để thuyết phục họ nhập sản phẩm của bạn. Các chương trình ưu đãi này cũng tương tự với các chương trình ưu đãi dành cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, xúc tiến thương mại giúp bạn tăng doanh số và vị trí của bạn trong Trade Marketing. Để đạt được kết quả cao nhất, đội ngũ Sale cần phải gặp trực tiếp các nhà bán lẻ để thuyết phục họ.
Triển lãm thương mại (Trade shows)
Triển lãm thương mại là cách thức giúp bạn đến gần hơn với khách hàng của mình. Ở các buổi triển lãm thương mại, bạn sẽ có cơ hội giới thiệu với khách hàng về sản phẩm của bạn. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để bạn tiêp cận được các nhà bán lẻ, bán sỉ và thuyết phục họ nhập sản phẩm của bạn về bán.
Trade Marketing – yếu tố nào quan trọng nhất?
Để đạt được hiệu quả trong Trade Marketing, bạn cần phải chú ý các yếu tố dưới đây:
Khu vực mua hàng
Đây là nơi người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định mua hàng. Khi đặt sản phẩm đúng cửa hàng sẽ thúc đẩy tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khu vực mua hàng cũng góp phần mang lại doanh số cho doanh nghiệp.
Thấu hiểu thói quen tiêu dùng
Để có một chiến dịch Trade Marketing hiệu quả bạn cần phải hiểu rõ thói quen tiêu dùng của khách hàng. Những thói quen tiêu dùng: thời gian mua hàng, mong muốn, nhu cầu, tần suất mua,.. Khi nắm rõ được những điều này, bạn mới có thể lên các chiến lược trưng bày và khuyến mãi phù hợp.
Vị trí trưng bày sản phẩm nổi bật
Vị trí trưng bày sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Theo thống kê, cứ 29% khách hàng mua hàng ngẫu nhiên thì có đến 18% bị ảnh hưởng bởi vị trí trưng bày.
Vị trí trưng bày sản phẩm
Vì vậy, bạn cần bố trí sản phẩm nổi bậy, sử dụng công nghệ sắp xếp để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình.
Trade Marketing và Brand Marketing
Công việc của Trade marketing là thực hiện các hoạt động như: tạo các chương trình khuyến mãi, giảm giá, trưng bày,.. Mục tiêu của công việc này là đạt được chiến thắng tại điểm bán.
Đối với Brand Markeeting, các hoạt động tập trung vào người tiêu dùng như: tổ chức các sự kiện, quảng cáo TVC, PR,.. Và tập trung vào các chiến dịch để chiếm lấy tâm trí khách hàng.
Trade Marketing là một một lĩnh vực tương đối độc lập với các nguyên tắc hoạt động, yêu cầu về nhân lực khác biệt so với tổng quan ngành Marketing. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về trade Marketing. Bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức Marketing khác ở link dưới đây hoặc trong trang web bạn nhé.
>>> Đọc thêm: Cách lập mục tiêu của Marketing cho doanh nghiệp