Hướng dẫn trồng cây hoa kiểng sử dụng giá thể mụn dừa với đá Perlite

Ở bài viết này, Ecolafa xin chia sẻ cách trồng cây hoa kiểng sử dụng giá thể mụn dừa trộn đá Perlite, cách trồng hoa kiểng đang được áp dụng rộng rãi và mang lại nhiều ưu điểm nổi bật cho cây hoa kiểng của bạn.

Các loại cây cảnh dễ trồng

Ecolafa xin gợi ý cho bạn 7 loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc, trang trí thêm màu xanh cho ngôi nhà của bạn

Cây lộc vừng là loài cây thân gỗ, khi trưởng thành thân cây có đường kính khoảng 35-40cm. Hoa lộc vừng thường có màu đỏ hoặc trắng, mọc tua tủa và rủ dài xuống trông rất đẹp, có một số ít là hoa màu vàng và mọc ra từ các nhánh lá.

Cây lộc vừng tượng trưng cho sự thịnh vượng và trường thọ, lại cực kì dễ trồng, dễ sống, dễ chăm sóc. Do đó, loại cây này đang rất được ưa chuộng.

Cây sứ đại còn có tên khác là sứ đại đỏ, sứ cùi, đại lá tù và thường được gọi là hoa sứ.

Cây sứ đại là loại thân gỗ trung bình cao từ 3-10m, thân tròn mập phân thành nhiều nhánh dài, khẳng khiu cong queo, xù xì. Vỏ cây có màu xám và xốp với những vết sẹo do lá rụng để lại, cây có nhựa mủ. Lá cây hình bầu dục thuôn dài, rộng ở giữa vá hẹp lại hai đầu, lá có màu xanh bóng nhẵn ở mặt trên, lớp lông mịn cùng với gân chính màu trắng và các gân viền ở mép nổi rõ ở mặt dưới lá.

Cây sứ đại có rất nhiều dạng với màu hoa khác nhau như hoa màu hồng có gốc họng vàng, hoa màu vàng đôi khi lẫn với màu hồng, hoa màu trắng gốc họng vàng đôi khi lẫn màu hồng, hoa màu trắng viền mép cánh màu hồng gốc họng vàng.

Cây sứ đại là loại cây dễ thích nghi với mọi loại đất chỉ cần đất tơi xốp và thoát được nước thì sẽ trồng được. Cây sứ đại có khả năng chịu hạn tốt nhưng phát triển chậm được trồng làm bonsai, tạo bóng mát những nơi công cộng, sân vườn và tạo cảnh quan đô thị.

Cây lưỡi hổ còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, lưỡi hùm, hổ vĩ mép vàng.

Cây lưỡi hổ thường mọc thành cụm, có thể cao đến 1,6m, thân lá mọng nước, nhọn ở đầu, bề mặt bóng, chủ yếu là màu xanh có pha một vài đốm trắng, 2 bên lá có viền màu vàng chạy dọc từ gốc tới ngọn. Lưỡi hổ có hoa, hoa gồm 6 cánh mềm, thuôn dài, màu trắng nhạt.

Cây lưỡi hổ được cho là đem lại may mắn tài lộc và rủ bỏ những điều xấu và biểu tượng cho sức mạnh cá nhân, rắn rỏi và không ngừng tiến lên.

Cây trầu bà có tên gọi khác là vạn niên thanh leo, hoàng kim, thạch cam tử, hoàng tam điệp…

Trầu bà là loài cây dây leo thân mềm, có thân và lá màu xanh, lá cây có hình trái tim hoặc gần giống, khá dày và nhiều nước. Kích thước cây khá nhỏ nhưng không cố định bởi còn phụ thuộc vào giàn leo và quá trình cắt tỉa. Hoa trầu bà có dạng cụm ngắn, kích thước và hình dáng khá giống lá nên thường bị nhầm lẫn.

Cây sống tốt trong khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nắng gắt. Bạn cũng có thể trồng theo kiểu thủy sinh mà cây vẫn sinh trưởng tốt.

Với khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, leo bám tốt, cây trầu bà tượng trưng cho sự thịnh vượng, thăng tiến, cây rất được ưa chuộng để trồng làm cảnh cũng như là món quà tặng người thân, bạn bè.

Cây sen đá hay còn gọi là Liên đài, hoa đá (Tên tiếng Anh là Succulent) là loài rất dễ sống, phát triển chậm và sống lâu, không đòi hỏi được chăm sóc thường xuyên.

Sen đá là giống cây nhỏ, gần như không có thân mà chỉ thấy lá, là giống cây mọng nước và đặc biệt lá thường xếp thành hình như những bông hoa, nhất là hoa sen. Loài cây này ưa mọc trên đá, sỏi, những nơi khô cằn.

Hoa sen đá rất dễ trồng, nó có thể thích nghi với mọi loại khí hậu, mọi địa hình và sống quanh năm, khi lá rụng có thể nảy chồi từ đó và mọc lên cây mới. Chính vì thế, cây sen đá mang ý nghĩa về một tình yêu bền chặt, trọn đời, vĩnh cửu không thay đổi... 

Cây trúc cần câu có tên gọi khác là cây trúc xanh, trúc câu cá, trúc bạch, trước, trẫy...

Cây trúc cần câu là cây thân rỗng, nhỏ, thẳng đứng, có màu xanh lục, bóng nhẵn và chuyển sang màu xanh đậm hơn khi cây trưởng thành.

Lá cây trúc cần câu có hình ngọn giáo nhỏ, thuôn dài, chóp lá nhọn. Hoa trúc chỉ ra ở những cây già và thường ra theo chùm, mỗi chùm có 2-3 bông.

Cây trúc cần câu tượng trưng cho sự thẳng thắn, dũng cảm, kiên cường, bất khuất, không quản ngại khó khăn trước mắt mà nản lòng

Cây vạn tuế có hình dáng vững chắc, cây mọc thẳng đứng với nhiều cao từ 50cm – 4m tùy điều kiện chăm sóc, thường cây trồng cảnh sẽ nhỏ hơn nhiều so với cây mọc ngoài tự nhiên.

Lá vạn tuế có dạng lông chim, khá nhẵn, mọc thành vòng bao phủ xung quanh thân cây, xòe ra ngoài. Lá cây có màu xanh đậm, cuống có gai nhọn, khi lá già sẽ rụng và để lại sẹo, do đó mà thân cây vạn tuế thường rất xù xì.

Với vóc dáng vững chải, thẳng đứng uy nghi, cây vạn tuế tượng trưng cho sự ngay thẳng, kiên trì và thành đạt, không ngừng vươn lên. Cây vạn tuế còn có ý nghĩa mang đến sự trường thọ, sống lâu. Bởi vậy mà nhiều người thường sử dụng cây vạn tuế để làm quà tặng trong các dịp như khai trương, tân gia, mừng thọ…

Các loại hoa dễ trồng dễ nở quanh năm

Các loại hoa không những mang đến vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn mà còn mang lại hương thơm, giúp tinh thần sảng khoái. Dưới đây là 7 loại hoa dễ trồng, nở hoa quanh năm mời bạn cùng tham khảo nhé!

Hoa dừa cạn có tên gọi khác là bông dừa hay hoa hải đằng...

Dừa cạn thuộc giống cây thân thảo, nhiều cành, thân cây mọc đứng và có nhựa mủ màu trắng. Lá dừa cạn là giống lá đơn, mọc đối, có hình bầu dục, màu xanh bóng, cuống ngắn.

Hoa dừa cạn là hoa lưỡng tính với 5 cánh dính vào nhau, đủ màu sắc từ đỏ, hồng, tím... và càng vào giữa thì màu hoa càng đậm. Hoa dừa cạn là loài hoa nở quanh năm nhưng đẹp nhất vần từ tháng 5-9.

Hoa chiều tím có tên gọi khác là hoa nhất xinh.

Hoa chiều tím có thân thảo và hóa gỗ khi lâu năm, với những vân màu nâu đậm. Trong tự nhiên, nếu gặp điều kiện thuận lợi, cây có thể đạt chiều cao hơn 1m và sống thành bụi với nhiều cá thể riêng lẻ kết hợp lại. Lá của loài hoa này có màu xanh thẫm, có hình dạng như lá lúa nhọn ở đầu và thường có chiều dài vào khoảng 10 – 15cm.

Hoa chiều tím có màu tím và mọc ở phần nách lá, một cây có thể có rất nhiều hoa và mọc liên tục. Hình dáng bên ngoài của hoa có nét giống với phần miệng của những chiếc kèn saxophone. Bên trong mỗi bông hoa, ta có thể quan sát thấy phần nhụy hoa dính chặt vào cánh hoa và có màu trắng đục. Cánh hoa chiều tím được chia thành 5 thùy, khá mềm, mọc vào ban mai và tàn khi chiều đến.

Hoa chiều tím có thể sinh trưởng tốt và cho ra hoa liên tục dù gặp phải những điều kiện thiên nhiên không thuận lợi. Chính vì vậy, loài hoa này có ý nghĩa tượng trưng cho những người có nghị lực sống và sẵn sàng đương đầu với thử thách sẽ luôn đạt được những thành quả ngọt ngào.

Ngoài ra, với sắc tím nhẹ nhàng và quyến rũ, những bông hoa chiều tím còn có ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu nồng nàn, đằm thắm và sự thủy chung không đổi dạ thay lòng.

Hoa lài ta còn được gọi là hoa nhài ta, là cây bụi thân thảo có thể cao tới 2 mét. Thân của cây hoa lài lớn rất chậm nên những cây hoa nhài ta có thân to thường bán với giá khá cao.

Lá cây hoa nhài có màu xanh đậm bóng ở cả hai mặt, hình bầu dục nhọn dần về phía đầu lá, trên lá có gân lá so le nhau.

Hoa nhài có cánh màu trắng muốt hình bầu dục xếp xoáy từ tâm hoa ra ngoài, mọc ra ở nách lá hoặc trên ngọn cây. Hoa nhài tỏa mùi thơm rất đặc biệt khiến ta cảm giác an tâm, giảm lo lắng mệt mỏi. 

Hoa nhài trắng với những cánh hoa trắng muốt thể hiện sự thuần khiết, ngây thơ, trong trắng của người con gái đẹp. Bên cạnh đó, hoa nhài đôi khi cũng mang ý nghĩa của sự chung thủy, chúc phúc nên một số quốc gia dùng hoa nhài trong các đám cưới hỏi.

Hoa nhài có hoa quanh năm. Nếu chăm sóc tốt cây nở hoa khá đều nhưng sẽ nở nhiều nhất vào tháng 4 đến tháng 9. Các tháng khác cây hoa nhài ta nở ít hoa hơn và bông cũng không to như khi vào mùa.

Hoa cẩm tú mai thường được gọi là cây tiểu hồng, thuộc loại thân bụi, kích thước và chiều cao thấp, khoảng 14cm đến 65cm, thân màu xanh sẫm, dưới gốc có màu nâu sẫm. Lá cây thường có kích thước bé, phân bố mọc đối, có hình bầu dục, có màu xanh bóng quanh năm.

Hoa cẩm tú mọc thành cụm bên trên, cuống hoa ngắn, bông hoa nhỏ, có màu tím, bông nhỏ có 6 cánh, vòi ống hoa hơi dài, các cánh hoa loe rộng ra. Hoa cẩm tú mai nở quanh năm nhưng đẹp nhất là khi vào mùa từ tháng 1- tháng 9

Hoa hồng leo hay hoa hồng dây leo, hoa hồng ngoại, là loại cây dạng thân leo, sống lâu năm, có chiều cao từ 1 – 10m. Thân cành màu nâu xám có nhiều lông cứng và gai nhọn, lá kép lông chim có hình bầu dục và viền răng cưa

Hoa hồng leo có nhiều màu khác nhau: đỏ, trắng, hồng, tím,… tùy vào loại giống khác nhau, cành bám vào tường hoặc leo theo giàn. Cánh hoa thường xếp theo kiểu cuộn xoáy hoặc hình trứng, mọc theo chùm ở đầu ngọn hoặc cành.

Hoa hồng leo có hoa to, mọc sai và thường ra hoa quanh năm kể cả mùa hè hay mùa đông.

Đồng tiền hay cúc đồng tiền là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc. Cây hoa đồng tiền thuộc loại thân thảo, không phân cành chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân. Lá có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây, từ hình trứng thuôn đến thuôn dài.

Hoa đồng tiền có cuống dài, được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.

Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn, tài lộc nên thường được tặng vào dịp lễ tết, khai trương... Ngoài ra, hoa đồng tiền còn tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, ngợi ca sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, sẵn sàng đắm say và hết lòng vì người mình thương

Cây hoa giấy còn gọi là bông giấy hay cây móc diều, thuộc giống dây leo có gai, cây có thể mọc cao lên tới 12m. Lá cây hoa giấy có dạng đơn, mọc cách và có màu xanh, hình trái xoan, thuôn dài ở đỉnh và tròn ở gốc

Hoa lớn do lá bắc màu sặc sỡ làm thành. Thông thường nhiều người lầm tưởng hoa của cây với phần lá bắc của chúng. Lá bắc dạng lá, mỏng như tờ giấy, màu sắc từ trắng đến vàng, tím, đỏ... xếp 3 chiếc một trên một chùm ngắn và bọc lấy hoa hình ống dài ở phía trong, màu tía và có lông dày ở phía ngoài, màu vàng nhạt ở phía trong. Hoa mọc thành cụm khoảng 3 bông với từ 3-6 lá bắc bọc xung quanh.

Hoa giấy là loại hoa nở quanh năm nhưng hoa nở to nhất, đẹp nhất là vào tháng 11- tháng 6 hàng năm.

Những bông hoa giấy đẹp đẽ và rực rỡ sắc màu tượng trưng vẻ đẹp của tình yêu làm lòng người xao xuyến. Nhưng tình yêu ấy dù đẹp lại mỏng manh và dễ bị tổn thương.

Những lưu ý khi chăm sóc cây hoa kiểng để cây luôn xanh mát

Cây hoa kiểng được ưa chuộng và có giá trị cao khi có thế cây đẹp, hoa nở đẹp, cành lá màu sắc đẹp… Vì vậy việc trồng và chăm sóc cây hoa kiểng cần chú ý đến các chế độ đất trồng, nước, ánh sáng, nhiệt độ… sẽ giúp cây phát triển theo ý muốn.

CHĂM SÓC CÂY HOA KIỂNG

1. Ánh sáng đầy đủ

Tùy từng đặc điểm của mỗi loại cây sẽ có lượng ánh sáng khác nhau. Có những loại cây hoa kiểng chịu được ánh sáng thấp, nhưng có những cây cần ánh sáng tự nhiên mới phát triển được.

Ánh sáng đầy đủ

Nếu cây đặt trong phòng, cần lượng ánh sáng thấp, bạn nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng tự nhiên 2-3 giờ/ ngày, hoặc cho cây phơi nắng 1-2 lần/ tuần, mỗi lần 2-3 giờ

Nếu là loại cây hoa kiểng cần nhiều ánh sáng tự nhiên, bạn nên đặt chậu tại ban công, cửa sổ… nơi có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây quang hợp tốt, đảm bảo sự phát triển cho cây.

2. Lượng nước hợp lý

Tùy từng loại loại cây nhau sẽ có yêu cầu về lượng nước khác nhau. Bạn nên dùng đĩa đệm bên dưới chậu cây để dễ dàng di chuyển và chứa được lượng nước thoát ra, tránh dây bẩn ra nhà.

Đối với cây nhỏ mới trồng hoặc vào mùa hè, bạn nên tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối để cung cấp đủ nước cho cây.

Đối với cây trưởng thành hoặc mùa đông, bạn nên tưới ngày 1 lần vào sáng sớm, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng cho cây

Lưu ý khi tưới cây
Nên tưới nước bằng bình phun để không bị xói mòn rễ cây, đồng thời rửa sạch lá giúp cây hô hấp và quang hợp tốt, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

3. Bón phân phù hợp

Lượng phân bón cho cây hoa kiểng phù hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Nếu bạn bón quá nhiều phân, cây nhanh phát triển, làm mất dáng và phá thế, thậm chí còn làm chết cây. Nhưng nếu bón quá ít sẽ dẫn đến cây thiếu dưỡng chất, khó phát triển và làm chết cành.

Vì vậy, tùy thuộc vào từng loại cây hoa kiểng, từng giai đoạn phát triển cũng như từng loại giá thể để trồng cây mà lựa chọn loại phân bón và liều lượng phù hợp.

4. Độ ẩm thích hợp

Trong nhà hoặc phòng máy lạnh thường có độ ẩm kém hơn bên ngoài, vì thế bạn nên lựa chọn loại cây chịu hạn như xương rồng, sen đá… Nếu là các loại cây đòi hỏi độ ẩm cao hơn, đặc biệt là cây nhiệt đới, bạn cần cung cấp độ ẩm cho cây bằng máy tạo độ ẩm hoặc dùng bình xịt phun sương. Ngoài ra, bạn có thể trồng các cây gần nhau để chúng hỗ trợ độ ẩm cho nhau.

Phun sương tạo độ ẩm

5. Cắt tỉa, vệ sinh cây hoa kiểng

Khi chăm sóc cây trồng trong nhà cần lưu ý cắt tỉa cây thường xuyên. Xén bớt rễ để rễ không phát triển vượt trội so với chậu làm nứt vỡ chậu. Tỉa lá, cành rậm rạp hoặc héo giúp cây được sạch sẽ, thanh thoát và tránh được lũ sâu bọ côn trùng trú ngụ. Cắt bớt phần cành già cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của cây.

Ngoài ra bạn nên lau sạch bụi bẩn trên lá sẽ giúp cây tăng khả năng quang hợp và hô hấp tốt hơn, tạo điều kiện lý tưởng cho cây phát triển.

6. Có biện pháp hồi phục khi cây khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống.

Nên tránh nơi ánh sáng quá nhiều và quá lâu, sẽ làm cây mất nước, thiếu độ ẩm và khó hồi phục lại. Bạn nên chọn nơi mát mẻ, ánh sáng dịu nhẹ cho cây.

Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần.

Lưu ý khi hồi phục cây héo
Trong thời gian cây hồi phục, bạn không nên tác động vào đất trồng sẽ làm hệ thống rễ bị tổn thương.

7. Bảo vệ cây khỏi tác động bên ngoài

Các loại cây hoa kiểng là thức ăn yêu thích của các loại sâu bệnh. Do đó, bạn nên chọn loại giá thể trồng cây đã loại bỏ mầm bệnh, trồng câ ở nơi không khí trong lành và thường xuyên quan sát để nhận biết và loại trừ ngay khi có dấu hiệu.

Khi phát hiện sâu bệnh, bạn nên dùng thuốc trừ sâu hữu cơ nhằm hạn chế tác hại đến sức khỏe của chính bạn nhưng vẫn tiêu diệt được mầm bệnh.

Ngoài ra, nhiều con vật như mèo, chó, thỏ hay gặm lá cây hoặc cào cấu đất trồng trong chậu vương vãi, làm ngã đổ cây. Trẻ nhỏ thì hay dùng kéo hoặc tay cắt, bẻ lá cành. Khi trồng cây cảnh trong nhà bạn cần lưu ý bảo vệ cây khỏi những đối tượng này.

Tác động bên ngoài ảnh hưởng đến cây

Sâu bệnh, thú cưng (chó, mèo, thỏ…) và trẻ em là các tác nhân hay gặp, ảnh hưởng đến cây hoa kiểng

Đồng thời, nhiều cây hoa kiểng tuy trồng được trong nhà nhưng trong thân, lá, rễ hay hoa có một phần chất độc gây bỏng rát hoặc ngộ độc nếu chạm phải hoặc ăn nhầm. Bạn cần đặt cây tránh xa thú cưng hoặc trẻ nhỏ để bảo vệ chúng khỏi bị ngộ độc.

8. Trồng lại cây hàng năm

Khi cây đã phát triển quá to so với chậu, không còn đủ không gian cho bộ rễ phát triển, bạn nên trồng lại cây vào chậu mới nhằm tạo môi trường thích hợp cho cây phát triển

Khi đưa cây ra khỏi chậu, lắc mạnh để đất cũ rơi khỏi rễ. Nếu bầu rễ quá chặt và không thể nhấc lên được, sử dụng một con dao lớn để lách vào phần đất sát thành chậu và dưới đáy chậu. Sau khi nhấc cây ra, hãy thêm đất mới vào đáy chậu. Đặt cây trở lại và thêm đất mới xung quanh chậu.

Thời điểm thích hợp trồng lại cây
Thời điểm thích hợp để trồng lại cây đó là mùa xuân hay đầu hè, lúc đó thời tiết thuận lợi.

Tỷ lệ trộn đất trồng cây hoa kiểng

Cây hoa kiểng trồng chậu đòi hỏi đất trồng phải có độ tơi xốp và thoát nước tốt, tránh tình trạng ngập úng rễ nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết cho cây. Ecolafa xin gợi ý đến bạn giá thể đá Perlite và mụn dừa.

Vì sao nên chọn giá thể đá Perlite và mụn dừa để trồng cây hoa kiểng?

Các hạt đá Perlite do cấu tạo thể hang nên có khả năng thoát nước rất tốt, chống úng rễ. Chúng còn giúp giữ chất dinh dưỡng hiệu quả và nhả ra từ từ để cây hấp thụ dần.

Sử dụng đá Perlite trộn vào đất trồng cây cảnh sẽ giúp đất thoáng khí, chống sự nén chặt của đất. Từ đó, rễ cây dễ dàng phát triển.

Hạt đá Perlite vô trùng nên không hề gây hại gì cho cây và đất. Ngoài ra, sâu và các loại bệnh cũng không thể phát triển trên đá Perlite.

Trọng lượng đá Perlite rất nhẹ, do đó khi trồng trong chậu có thể giúp giảm trọng lượng chậu cây cảnh so với 100% đất trồng.

Mụn dừa cải tạo tình trạng hoang hóa - xơ chai của đất. Trong mụn dừa chứa các chất hữu cơ tự nhiên tốt cho đất và cây trồng, vì thế góp phần bổ sung dinh dưỡng cho cây

Mụn dừa duy trì độ ẩm và tăng dinh dưỡng, tăng cường sự thông khí của đất, thúc đẩy sự phát triển bộ rễ và giúp tăng trưởng cây

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại cây hoa kiểng mà ta có cách phối trộn mụn dừa và đá Perlite hợp lý. Dưới đây là 2 cách phối trộn phổ biến cho giá thể trồng cây hoa kiểng:

  • Cách 1: 50% mụn dừa + 50% đá Perlite

Cách pha trộn này giúp đất nền thoáng khí, thoát nước tốt, phù hợp ới những cây chịu hạn như xương rồng, sen đá, các loại cây mọng nước…

  • Cách 2: 75% mụn dừa + 25% đá Perlite

Cách pha trộn này vẫn giúp đất có độ thoáng khí nhất định nhưng giữ được lượng nước tốt hơn, phù hợp với những cây đòi hỏi độ ẩm cao nhưng không cần tưới nhiều lần trong ngày như cây hoa đồng tiền, hồng leo, trầu bà…

>>>>> Xem thêm thông tin về mụn dừa và đá Perlite tại đây: https://ecolafa.com/

Cách trồng cây hoa kiểng bằng mụn dừa trộn đá Perlite

Hỗn hợp mụn dừa trộn đá Perlite thích hợp cho nhiều loại cây hoa kiểng, cho nên, tùy vào từng loại cây mà ta có cách phối trộn phù hợp.

Dưới đây, Ecolafa xin chia sẻ cách trồng cây hoa dừa cạn với giá thể mụn dừa: đá Perlite tỉ lệ 50:50

TRỒNG CÂY HOA KIỂNG

Bước 1: Chuẩn bị giống

Trên thị trường hện nay có 2 loại chính là hoa dừa cạn đứng và hoa dừa cạn rũ. Tùy vào mục đích trang trí mà bạn lựa chọn loại hạt giống phù hợp. Bạn nên chọn hạt giống to, mẩy, đều nhau, tránh hạt lép, hạt mốc để cho cây phát triển đồng đều.

Ngoài ra, bạn có thể mua cây con giống để trồng ngay, tránh việc gieo giống bị hỏng. Bạn nên chọn cây cao tầm một gang tay, cây xanh tốt, đầu ngọn không bị héo, gốc khỏe. Tốt nhất, bạn nên đi với người có kinh nghiệm để tránh mua nhầm cây bị nhiễm mầm bệnh

Bước 2: Ngâm hạt giống

Lựa chọn hạt giống cẩn thận, sau đó mang đi ngâm. Bỏ hạt vào một miếng vải sáng màu, buộc túm lại rồi cho vào nước ấm từ 3 đến 4 giờ.

Bước 3: Chuẩn bị đất và chậu trồng cây

Trộn mụn dừa và đá Perlite theo tỉ lệ 1:1, cho vào chậu trồng có lỗ thoát nước đã chuẩn bị sẵn. Có thể tưới thêm một ít nước để đảm bảo đủ độ ẩm cho hạt tiếp tục phát triển

Bước 4: Ươm hạt

Rải từng hạt vào chậu đất trồng, đảm bảo khoảng cách từ 5-7cm giữa mỗi hạt, nếu dùng khay ươm thì cho mỗi hạt vào một lỗ ươm. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng khoảng 0,1cm

Bước 5: Tưới nước và chăm sóc

Sau khi gieo hạt, cần đảm bảo tưới đủ nước cho cây (ngày 1-2 lần) để cây phát triển

Sau 5 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm và sau 7 ngày, có thể đem cây ra nắng 100%

Nếu gieo hạt trong khay ươm, có thể đưa cây con ra chậu sau 25-30 ngày

>>>>> Xem thêm: Cách trồng cây dâu tây

Mua đất trồng cây cảnh ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị phân phối các loại giá thể trồng cây và bạn hoàn toàn có thể mua được dễ dàng. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn đơn vị uy tín để tránh việc mua phải hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng đến cây trồng nhà bạn nhé.

Ecolafa mang đến giải pháp sử dụng phân bón hữu cơ cho cây trồng đạt tiêu chuẩn chất lượng, bắt nhịp xu hướng phát triển của ngành Nông nghiệp hữu cơ hiện đại, nâng cao giá trị nông sản.

Ecolafa chuyên cung cấp các loại giá thể trồng cây chất lượng, được nhập khẩu trực tiếp đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của cây trồng và mong mỏi của bạn.

Chính sách giao hàng: https://ecolafa.com/chinh-sach-giao-hang-doi-tra/ 

Hướng dẫn thanh toán: https://ecolafa.com/huong-dan-dat-hang-thanh-toan/

Tra cứu đơn hàng: https://ecolafa.com/tra-cuu/

Liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline: 0918040161 và nhận ngay ưu đãi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *