Từ A đến Z phương pháp dạy trẻ kém tập trung, tăng khả năng tập trung của trẻ

Trẻ kém tập trung, giảm chú ý rất phổ biến hiện nay trong độ tuổi đi học, nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây rối, không thể hoàn thành các công việc và gặp khó khăn trong việc học tập của mình. Vậy làm thế nào để cải thiện được tình trạng thiếu tập trung của con, giúp con hứng thú học tập? chúng ta cũng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Trẻ kém tập trung, giảm chú ý rất phổ biến hiện nay trong độ tuổi đi học
                   Trẻ kém tập trung, giảm chú ý rất phổ biến hiện nay trong độ tuổi đi học

1. Con mất tập trung có đáng lo ngại không?

Đa số phụ huynh đều cảm thấy sốt ruột khi thấy con lơ đễnh, nghịch ngợm, mất tập trung, tuy nhiên việc trẻ con từ 3 – 6 tuổi thiếu tập trung là một hiện tượng hết sức bình thường. Bé chỉ tập trung vào những gì mà bé thích, những gì mà bé quan tâm.
Tuy nhiên khi con bước vào Tiểu học (6-10 tuổi): Giai đoạn này khả năng tập trung và ghi nhớ tốt chính là chiếc chìa khóa quyết định đối với năng lực học hỏi của trẻ về sau, nếu trong giai đoạn này khả năng tập trung của trẻ vẫn không hề được cải thiện chút nào so với giai đoạn trước, Cha mẹ cần kiên nhẫn dành nhiều thời gian cho con để tạo ra những thói quen có lợi, từ đó giúp con kiên trì và tập trung hơn để hoàn thành các công việc được yêu cầu.
Cha mẹ cần kiên nhẫn dành nhiều thời gian cho con
             Cha mẹ cần kiên nhẫn dành nhiều thời gian cho con để tạo ra những thói quen có lợi
Đến độ tuổi trung học: Nếu ở giai đoạn này mà con vẫn mất tập trung thì quả thực rất đáng lo ngại, bởi ở giai đoạn này những kiến thức mới sẽ khá nặng và yêu cầu trẻ phải có kiến thức căn bản vững vàng. Nếu con vẫn còn lơ là trong lớp, thiếu tập trung vẫn không được cải thiện thì con có thể bị “mất căn bản” trong việc học và trở nên chán nản, không còn thiết tha phấn đấu tiếp, dẫn đến trình trạng chán học, bỏ học, gây ảnh hưởng lâu dài đến tương lai sau này.
Như vậy ngay từ khi còn nhỏ (3-7 tuổi), cha mẹ nên kiên trì và dành nhiều thời gian để giúp con hình thành những thói quen tốt cũng như tăng khả năng tập trung cho con. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không thể cải thiện thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để kiểm tra.

2. Biểu hiện của trẻ kém tập trung

Trẻ em vốn dĩ hiếu động, tò mò và không ngừng di chuyển xung quanh. Nhất là đối với các bé trai, nó khiến trẻ khó tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất trong thời gian dài. Có nhiều biểu hiện về sự kém tập trung ở trẻ, tiêu biểu là một số biểu hiện chính sau đây:
Biểu hiện của trẻ kém tập trung
                                           Biểu hiện của trẻ kém tập trung

3. Nguyên nhân khiến trẻ kém tập trung

Vấn đề thiếu tập trung ở trẻ có thể được khắc phục bằng cách hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó và sau đó tìm ra giải pháp phù hợp để kích thích khả năng tập trung cho trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất tập trung ở trẻ, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau: 

3.1 Các vấn đề về chế dộ dinh dưỡng:

Trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất hoặc bị đói là lý do rất phổ biến khiến trẻ kém tập trung. Đặc biệt chế độ ăn nhiều đường và chất béo mà thiếu các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là thiếu sắt, Vitamin nhóm B sẽ khiến trẻ mệt mỏi, lơ đễnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ

3.2 Ngủ không đủ giấc

Để trẻ phát triển tốt nhất, chúng cần ngủ ít nhất 8 đến 12 giờ mỗi đêm (Tùy từng độ tuổi). Những đứa trẻ thiếu ngủ, ngủ ít đương nhiên sẽ không thể tập trung tốt vào công việc đang làm. Vì vậy cha mẹ nên tạo thói quen ngủ sớm và đúng giờ, không để trẻ thức quá khuya. 

3.3 Thời gian sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều:

Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ: ánh sáng xanh phát ra từ tivi, điện thoại và các thiết bị công nghệ có thể phá vỡ nhịp sinh học, cản trở giấc ngủ, đồng thời tia bức xạ từ các thiết bị này làm giảm khả năng phát triển não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ gây mất tập trung.
Nghiêm trọng hơn việc trẻ em thường xuyên chơi những trò chơi điện tử, tiếp xúc sớm với mạng xã hội với nhiều nguồn thông tin độc hại, không có tính chọn lọc, bảo vệ cũng như thiếu sự giám sát của các bậc cha mẹ đã khiến trẻ chìm vào thế giới ảo dẫn đến tâm lý trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn.
Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ làm giảm khả năng phát triển não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ gây mất tập trung.
  Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ làm giảm khả năng phát triển não bộ,                        khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ gây mất tập trung.

3.4 Trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ:

Việc thiếu sự quan tâm của cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ có thể khiến trẻ bị thiếu hụt về cảm xúc; Thiếu thốn tình cảm khiến trẻ chìm vào những suy nghĩ của riêng bản thân mình, từ đó trẻ trở nên lơ đễnh, uể oải, mất đi sự tập trung và linh hoạt.

3.5 Trẻ bị thương tổn ở não:

Trẻ bị sốt cao co giật nhiều lần, bị viêm não, viêm màng não, hoặc các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não… cũng gây mất trí nhớ và bệnh hay quên khiến trẻ gặp khó khăn hoặc thiếu tập trung nghiêm trọng.

3.6 Ép trẻ làm những việc mà trẻ không hứng thú:

Mỗi đứa trẻ có một khả năng khác nhau, hứng thú về một việc gì đó khác khau, nếu cha mẹ hiểu và kích thích đúng khả năng, sở thích của con thì con sẽ cảm thấy hứng thú và tập trung để hoàn thành công việc được giao, ngược lại, khi trẻ bị ép buộc làm những việc mà chúng cảm thấy không thú vị, chúng sẽ cảm thấy buồn chán và nhanh chóng chuyển sự chú ý của mình sang điều gì đó thú vị hơn.

 

khi trẻ bị ép buộc làm những việc mà chúng cảm thấy không thú vị chúng sẽ cảm thấy chán nản và mất tập trung
                          khi trẻ bị ép buộc làm những việc mà chúng cảm thấy không thú vị                                                                            chúng sẽ cảm thấy chán nản và mất tập trung
Chẳng hạn như con của bạn không thích chơi Piano, nhưng bạn cứ cố ép con phải học, trẻ sẽ cảm thấy chán nản, áp lực và không thể tập trung để hoàn thành bài học được

3.7 Ảnh hưởng của một số loại thuốc chữa bệnh:

Một số loại thuốc chữa bệnh hoặc bệnh hữu cơ, chẳng hạn như chức năng tuyến giáp thấp hoặc thiếu sắt cũng là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, mất tập trung…

3.8 Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến ​​bạo lực hoặc bị bạo lực:

Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến ​​bạo lực hoặc bị bạo lực hoặc những trải nghiệm đáng lo ngại khác có thể khiến trẻ bị căng thẳng, stress kéo dài nên khó tập trung chú ý và cảm giác bất an dai dẳng

4. Bí quyết tăng khả năng tập trung cho trẻ.

4.1 Tạo góc học tập riêng có không gian yên tĩnh 

Khi trẻ ngồi vào bàn học cần tắt tất cả các thiết bị gây ồn, gây chú ý cho trẻ như TV, iPad, điện thoại di động, v.v… để tránh cho trẻ không bị phân tâm.
Sắp xếp đồ dùng học tập để ngăn nắp, gọn gàng, không khí thoáng mát, đủ ánh sáng… sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ tăng khả năng học tập. 

4.2 Cho trẻ ăn rau xanh & thức ăn lành mạnh để cải thiện khả năng tập trung

Ăn thức ăn lành mạnh có mối liên hệ trực tiếp đến mức độ tập trung của trẻ và có những loại thức ăn khác nhau giúp phát triển khả năng tập trung của trẻ. Những thực phẩm giàu protein như hạnh nhân, trứng và thịt nạc có khả năng nâng cao nhận thức và tăng mức độ tập trung, trong khi đó đồ ăn vặt hoặc thực phẩm giàu đường khiến trẻ uể oải, thiếu năng lượng…
Thực phẩm xanh – Một nghiên cứu thú vị tại Đại học Ulster, Vương quốc Anh cho thấy ăn bánh mì nướng và đậu nướng vào bữa sáng giúp tăng khả năng nhận thức. Các chuyên gia nói rằng ăn rau xanh và trái cây sẽ cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa, từ đó tăng cường trí não của bạn.

4.3 Thời gian biểu hợp lý

Điều này không chỉ giúp của con bạn để biết khi nào con phải học. Và điều này sẽ giúp tăng cường sự tập trung của trẻ trong học tập! Ví dụ, con bạn sẽ biết rằng sau khi chơi, con sẽ phải học và tự động chuyển sang “chế độ học” sau khi chơi xong.
quản lý thời gian giúp lập trình bộ não của trẻ
                                           Quản lý thời gian giúp lập trình bộ não của trẻ

4.4 Cha mẹ tham gia các hoạt động hoặc học cùng với trẻ:

Theo các chuyên gia về tâm lý trẻ em đã đưa ra các nghiên cứu rằng đối với các trẻ có bố mẹ ngồi cùng trong quá trình trẻ học tập hay chơi đùa trẻ sẽ chơi lâu hơn. Vì trẻ có cảm giác yên lòng, thoải mái và dễ chịu khi có người ngồi cùng mình.

4.5 Ngủ đủ giấc 

Ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần sảng khoái & tăng cường sự tập trung. Hầu hết trẻ em đều có thể tập trung tốt hơn khi có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý.

4.6 Giao tiếp bằng mắt với trẻ khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó:

Điều này làm tăng khả năng chú ý ghi nhớ của trẻ đối với nhiệm vụ mình nhận được và cần phải hoàn thành tốt.

Giao tiếp bằng mắt với trẻ khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó
                                    Giao tiếp bằng mắt với trẻ khi yêu cầu trẻ làm một việc gì đó
4.7 Thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của trẻ:
Tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi học trong lớp không. Chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên và cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ tập trung tốt, học tốt.

4.8 Chơi các trò chơi tư duy để tăng sự chú ý

Bạn có thể rèn luyện và củng cố khả năng tập trung của trẻ bằng cách chơi các trò chơi tập trung đòi hỏi tư duy, lập kế hoạch và sử dụng trí nhớ. Câu đố ô chữ, câu đố ghép hình thực sự cải thiện sự chú ý đối với các từ, số và hình ảnh, trong khi câu đố hình ảnh — trong đó con bạn phải tìm những thứ ‘sai’ trong hình ảnh hoặc tìm kiếm những đồ vật khó tìm — cũng giúp cải thiện sự chú ý và tăng khả năng tập trung.
các trò chơi rèn luyện tư duy

4.9 Luyện thói quen nghe nhạc, nghe kể chuyện để tăng khả năng tập trung cho trẻ.

Nghe nhạc, hay nghe kể chuyện có thể được coi là những “Hạt giống tâm hồn” giúp trẻ phát triển toàn diện cũng như truyền tải đến trẻ các bài học bổ ích trong cuộc sống và rất nhiều những tác dụng khác 
Nghe nhạc thường xuyên giúp trẻ:
  Phát triển kỹ năng giao tiếp                           
     Khuyến khích khả năng tưởng tượng và sáng tạo                            
     Nâng cao kỹ năng toán học                          
     Tăng cường trí nhớ, kích thích não bộ phát triển                           
     Âm nhạc trị liệu
Ngày nay, do áp lực công việc quá lớn, Bố mẹ không có nhiều thời gian dành cho con; Nhưng đừng lo, bố mẹ vẫn có thể bồi đắp những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho con thông qua việc lựa chọn cho bé một chiếc máy nghe nhạc, kể chuyện phù hợp và nhiều tính năng ưu việt…
Máy nghe nhạc, kể chuyện Kidpod
                   Kidpod giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng và tư duy độc lập.

KIDPOD là máy nghe nhạc, kể chuyện theo yêu cầu đầu tiên trên thế giới dành cho trẻ từ 3-7 tuổi. Các bé có thể thỏa thích khám phá các câu chuyện cổ tích hay bài hát một cách an toàn và hứng khởi nhất, trực quan nhất, hoàn toàn tự chủ “chơi mà học”, qua đó phát triển kỹ năng ngôn ngữ, trí tưởng tượng và tư duy độc lập.

 

Với thiết kế không màn hình (Được WHO khuyến khích) giúp trẻ em phát triển khả năng tập trung và trí tưởng tượng thông qua kỹ năng nghe. Phụ huynh hoàn toàn an tâm khi nội dung bé nghe đều được mình quản lý.

Trên đây là tất cả những vấn đề cũng như các phương pháp dạy trẻ kém tập trung, Bí quyết tăng khả năng tập trung cho trẻ. Hi vọng cha mẹ có thể kiên trì và đồng hành cùng con sớm vì chúng không chỉ giúp con có khởi đầu tốt đẹp mà còn củng cố mối quan hệ mà bạn có với con mình
https://www.kidpod.vn/
https://www.facebook.com/kidpod.officialfanpage/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *