[Hướng dẫn] 5 bước đơn giản tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà!

Có thể bạn chưa biết?
Cách đơn giản và tiện lợi trong trồng và chăm sóc cây cảnh, tận dụng nguyên liệu sẵn có để tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà mà ít người biết!

1. Phân hữu cơ là gì? Nguồn gốc và phân loại

Phân hữu cơ là loại phân có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp cũng như trong các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh.
Phân hữu cơ có nguồn gốc và được hình thành từ tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, phân, chất thải gia súc, gia cầm, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp nhà máy sản xuất thủy hải sản…

Phân loại phân hữu cơ:

  • Phân hữu cơ truyền thống

Có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…được chế biến bằng các kỹ thuật ủ truyền thống. Những loại phân bón hữu cơ truyền thống nhìn chung thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp, bao gồm các loại:

Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống.
Phân xanh khi vùi xuống đất, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ (phân hủy cây phân xanh) thường phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,…gây ra hiện tượng ngộ độc chất hữu cơ. Phân xanh có tác dụng chậm và chỉ có công dụng để bón lót.
Phân rác: Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,….

  • Phân hữu cơ Công nghiệp
Phân hữu cơ công nghiệp
Là những loại phân bón hữu cơ được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất ra loại phân bón có chất lượng tốt hơn, đầy đủ dưỡng chất so với nguyên liệu đầu vào và các loại phân bón hữu cơ truyền thống.
Phân bón hữu cơ vi sinh: là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…..
Phân hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ sinh học: Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ
Phân bón hữu cơ khoáng: Là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. có chứa ít trên 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).

2. Vì sao nên bón phân hữu cơ cho cây cảnh?

Các thành phần chứa trong phân bón hữu cơ đa phần đều là các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K và các nguyên tố trung lượng, vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cây cảnh nói riêng và cây trồng khác nói chung. Trong phân bón hữu cho cây cảnh có các chất dinh dưỡng sẽ được phân giải chậm, từ các chất khó tan thành dễ tan giúp cây có thể dễ dàng hấp thụ cũng như bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng.
Trong khi các loại phân hóa học sau khi sử dụng sẽ để lại một lượng dư thừa chất gây phèn và ô nhiễm nguồn đất, nước thì phân hữu cơ lại hoàn toàn thân thiện với môi trường. Phân hữu cơ cho cây cảnh đóng vai trò quan trong trong việc làm tăng kết cấu đất giúp đất có thể trở thành một bộ máy lọc thông minh biết chọn lọc các chất có hại rồi phân hủy hoặc giảm thiểu độ độc tính của chúng giúp bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sức khỏe con người
Trong các loại phân hữu cơ cho cây cảnh chứa các loại vi sinh vật hữu ích như: vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật cố định chất đạm,… khi sử dụng cho cây cảnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi góp phần cải tiến hệ thống vi sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho đất và cây cảnh, giúp cân bằng vi sinh vật trong đất và hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại. Phân hữu cơ cho cây cảnh sau khi phân hủy sẽ cung cấp chất mùn cho đất trồng, làm tăng độ pH, độ chua đất giảm xuống và tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật trong đất phát triển. Chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ là thức ăn cho các loại vi sinh vật có ích. Vậy nê, sự xuất hiện của các vi sinh vật có ích ngày càng nhiều còn các loại vi sinh có hại lại giảm đi phần nào.
Các chất hữu cơ có trong phân làm hạn chế khả năng bốc hơi của nước và giữ ẩm tốt cho đất giúp người làm vườn không cần tưới nước cho cây thường xuyên. Ngoài ra còn làm nhiệt độ trong đất được điều hòa tốt hơn và đất không bị nóng lên đột ngột hoặc giảm nhiệt độ xuống thấp trong một khoảng thời gian ngắn.
tu-lam-phan-bon-huu-co-cho-cay-canh-tai-nha
Tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà

3. 5 bước đơn giản tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà:

Để tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà, các bạn cần theo 5 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Chọn thùng chứa đựng phân bón hữu cơ tại nhà:

Để tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà, có rất nhiều loại thùng chứa được làm vật liệu đựng phân hữu cơ trong đó như: thùng kín (tuy nhiên sẽ kéo dài thời gian ủ), thùng gỗ, thùng nhựa, thùng có dung lượng từ 20-120 lít (tùy vào lượng rác thải của mỗi gia đình). Chú ý: bạn nên khoan nhiều lỗ nhỏ thùng nhựa để thoát nước. 
tu-lam-phan-bon-huu-co-cho-cay-canh
Thùng Chứa phân hữu cơ tại nhà

Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân bón hữu cơ tại nhà bạn phù hợp:

Khi tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà, để thùng chứa những nơi thoát nước, đặt những nơi có đất trống thay vì gạch bê tông vì để đảm bảo rằng giun và vi sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập thùng rác hoặc bạn có thể để trên sân thượng. Vì những thùng này sẽ có mùi nên để nơi xa bạn sinh hoạt và nơi có nắng nhiều để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

Bước 3: Phân loại các loại rác để tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà hiệu quả:

Khi tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà, Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây là rất quan trọng trong đó Carbon và đạm Nitơ là không thể thiếu để cây phát triển. Chúng ta có thể phân chia rác hữu cơ ra làm 2 loại đó là phân xanh và phân nâu:
Phân loại rác làm phân hữu cơ
  • Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác thải như: rau quả thừa, lá cây tươi, tóc, cỏ vụn xén, cỏ tươi, bả cà phê, bả đậu, vỏ đậu phộng…
  • Phân nâu cung cấp Carbon cho cây bao gồm: mùn cưa, cỏ khô, rơm rạ, giấy, lá khô, vỏ trứng, túi trà Hình ảnh phân loại phân xanh và phân nâu Cần lưu ý: Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ, đồng thời ức chế mầm bệnh trong phân ủ vì vậy bạn có thể dùng phân trùn quế hoặc men vi sinh trichoderma để trộn chung với phân hữu cơ.

Bước 4: Tránh dùng những loại rác thải sau để tự làm làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà:

Các loại rác tránh khi làm phân hữu cơ tại nhà
Chúng ta cần tránh dùng những loại thực phẩm dưới đây khi tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà: xương động vật (gà, lợn, bò, cá), gia cầm và cá, chất béo từ thực vật và sữa, cá trứng, phân người và vật nuôi chưa qua xử lý, cỏ dại có hại, gỗ đã qua chế biến, vỏ sò, vỏ hến, đặc biệt không sử dụng lá tràm, vỏ cam, vỏ quýt, lá bạch đàn, lá sả tươi, vì những loại này có tinh dầu làm hại đến sự phát triển của vi sinh vật có ích.
Các chất béo từ sữa sẽ làm chậm quá trình phân hủy phân hữu cơ tại nhà thông qua việc loại trừ oxi mà các vi sinh vật có ích cần để sinh sống, cá hoặc gia cầm có thể làm phân hữu cơ tuy nhiên để đảm bảo phân không có mầm bệnh và hạn chế mùi hôi thối thì chúng ta không nên cho vào. 

Bước 5: Cách trộn các loại phân khi tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà

Sau khi Phân nâu và phân xanh trộn chung
Sau khi phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và các thành phần cần tránh khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo tỉ lệ như sau:
 
– Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân nhưng đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.
– Tiếp tục thêm 1 lớp phân nâu vào cho đầy thùng chứa.
Lưu ý:
– Không cần cắt nhỏ phân ra vì chúng ta cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện vi sinh vật có lợi sinh sôi, nảy nở.
– Việc trộn phân xanh vào phân nâu vì để phân xanh cung cấp nitơ giúp vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản tốt nhằm oxi hóa nguồn carbon. Tuy nhiên quá nhiều nitơ cũng không tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà.
– Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.
Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40-60%. Nếu phân ủ quá ướt hoặc quá khô sẽ dẫn đến vi sinh vật không thể phân hủy được phân hữu cơ này.
Cách thử độ ẩm đạt hay không bằng cách nắm thử phân ủ Bạn có thể kiểm tra độ ẩm khi tự làm phân hữu cơ tại nhà thông qua việc kiểm tra bằng tay, sao cho phân không được quá ướt. Nếu bóp mạnh thấy nước rỉ ra ngoài tay thì thừa nước, còn khi bạn bóp thấy phân ủ dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu. Nếu không có nước hoặc nắm chặt lại, phân hữu cơ có dạng hình tròn thì lượng nước trong đống ủ là vừa đủ.
Khi đống ủ phân hữu cơ quá khô: tưới nước lên trên phân ủ và đảo trộn phân, làm cho nước ngấm vào phân ủ. Hãy cho từng chút một và kiểm tra lượng nước cho vừa đủ nếu phân hữu cơ quá ướt thì chúng ta có thể thêm nguyên liệu khô như cỏ khô, rơm rạ, vậy là chỉ sau 30 ngày phân sẽ phân hủy thành phân compost.

4. Cách sử dụng phân hữu cơ cho cây cảnh tại nhà

Trong quá trình tự làm phân bón hữu cơ cho cây cảnh tại nhà, Khi bạn thấy phân hữu cơ của mình có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ đã phân hủy hoàn toàn và bạn có thể đem bóng cho cây cảnh:
– Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu.
– Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn, trong trường hợp nếu là mùn cưa, gỗ thì sẽ thành dạng hình sợi.
– Phân hữu cơ có mùi đất.
– Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì bạn bắt đầu đem đi bón cho cây.
– Bón phân hữu cơ mà bạn đã ủ xung quanh gốc cây trong quá trình trồng cây.
– Bạn có thể trộn phân hữu cơ với đất trước khi gieo trồng!
Tham khảo bài viết khác của cùng tác giả
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *