Nội dung chính của bài viết
- 1. Người tư vấn chiến lược là người phải biết lắng nghe thấu hiểu
- 2. Nhà tư vấn chiến lược phải có con mắt tinh tường của một thanh tra trưởng
- 3. Huấn luyện viên cũng là người lãnh đạo cuộc thảo luận
- 4. Bạn cần có tư duy phản biện, truyền cảm hứng cho nhân viên
- 5. Bạn đóng vai trò như là đầu mối liên lạc nội bộ
- 6. Hãy rèn luyện kỹ năng như một nhà quản lý dự án
- 7. Bình ổn trước mọi khó khăn là kỹ năng quan trọng của một nhà tư vấn chiến lược
- 8. Người tư vấn chiến lược là kim chỉ nam đạo đức
- 9. Kinh nghiệm trực chiến trên thương trường là điểm quan trọng nhất trên hồ sơ của nhà tư vấn chiến lược
Sự biến đổi khôn lường của Covid-19 đòi hỏi các nhà tư vấn chiến lược ngoài kinh nghiệm cũ còn phải cập nhật thêm các kỹ năng mới để có thể cho những lời khuyên kinh doanh hiệu quả trong tình hình mới. Hãy cùng tìm hiểu đó là những kỹ năng gì?
1. Người tư vấn chiến lược là người phải biết lắng nghe thấu hiểu
Lắng nghe là kỹ năng rất quan trọng đối với nhà tư vấn chiến lược.
Đó là cách không chỉ để tìm hiểu vấn đề và nguyện vọng của khách hàng là gì, mà còn vì khách hàng muốn được lắng nghe. Họ cần một ai đó để chia sẻ sự lo lắng và nghi ngờ trong lòng.
Người tư vấn chiến lược biết lắng nghe thấu hiểu
Trong bối cảnh nhân viên xuống tinh thần, gia đình hoang mang và xã hội náo loạn thì có một người lắng nghe là nguồn động viên để giữ tinh thần lạc quan.
2. Nhà tư vấn chiến lược phải có con mắt tinh tường của một thanh tra trưởng
Cụm từ “thanh tra trưởng” không quá khi dành cho nhà tư vấn chiến lược trong tình hình hiện nay.
Người tư vấn chiến lược có con mắt thám tử
Nhà tư vấn cần có khả năng thu thập, kết nối các dữ liệu liên quan và biến chúng thành thông tin có giá trị, phục vụ cho việc hiện thực hóa mục tiêu của khách hàng.
3. Huấn luyện viên cũng là người lãnh đạo cuộc thảo luận
Dĩ nhiên, nhà tư vấn chiến lược đôi khi là một người người được thuê từ ngoài vào và không có vị trí nào trong nội bộ công ty, hoặc nếu có cũng không phải là người đứng đầu tổ chức.
Tuy nhiên, dù có là người bên trong công ty hay không, trong các cuộc thảo luận cùng nhau, nhà tư vấn nên đóng vai trò dẫn dắt công ty của mình. Nhà tư vấn chiến lược phải giúp được công ty tự giải đáp các khó khăn vướng mắc đang gặp phải. Bởi vì, người trong cuộc đôi khi không bình tĩnh thấy rõ vấn đề của họ bằng người đứng bên ngoài, nhất là trong những tình huống khó khăn.
Người tư vấn chiến lược nắm vị thế lãnh đạo
4. Bạn cần có tư duy phản biện, truyền cảm hứng cho nhân viên
Trong những lúc thảo luận hay trò chuyện, nhà tư vấn không những là người dẫn dắt mà còn động viên đơn vị thuê mình tư vấn hướng về mục tiêu tươi sáng phía trước. Sức mạnh của những lời động viên đúng lúc đôi khi tạo ra những kỳ tích ngoạn mục.
Dù vậy, đôi khi tư vấn viên cũng phải đóng vai “luật sư ác quỷ” để phản biện lại các ý tưởng và lập luận của đơn vị thuê, giúp cho họ có cái nhìn khách quan hơn và đưa ra quyết định phù hợp hơn.
Người tư vấn chiến lược biết cách phản biện
Để làm được điều đó, bạn phải tinh tế dẫn dắt đối phương cách thu thập chứng cứ thuyết phục bằng các số liệu đã được kiểm tra cẩn thận chứ không phải chỉ là những lập luận, ý tưởng dựa trên những phỏng đoán và khẳng định từ một hay vài cá nhân.
5. Bạn đóng vai trò như là đầu mối liên lạc nội bộ
Đôi khi, vấn đề của khách hàng không chỉ ở chiến lược mà ở giao tiếp nội bộ. Nhiều công ty có cách tổ chức bộ máy lạc hậu, khiến cho các bộ phận co cụm và ít có sự đồng thuận, hợp tác trong thực thi mục tiêu chung của công ty.
Do đó, việc làm sao để các bộ phận thấu hiểu vai trò và hình dung lợi ích chung trong toàn công ty cũng là một thử thách của ban quản trị. Đó cũng là lý do vì sao họ cần các nhà tư vấn chiến lược kiêm luôn nhà truyền thông nội bộ.
Người tư vấn chiến lược là đầu mối truyền thông
6. Hãy rèn luyện kỹ năng như một nhà quản lý dự án
Ngoài vai trò là cố vấn và huấn luyện viên, nhà tư vấn chiến lược còn phải thành thạo kỹ năng quản lý tiến độ để dự án tư vấn được thực thi theo đúng thời gian cam kết.
Người tư vấn chiến lược thành thạo quản lý tiến độ
Bên cạnh đó, việc theo sát tiến độ cũng giúp huấn luyện viên cập nhật được kết quả then chốt cần đạt được trong mỗi chặng và kịp thời chỉnh sửa, cải tiến nếu có điểm nào chưa phù hợp với mục tiêu.
7. Bình ổn trước mọi khó khăn là kỹ năng quan trọng của một nhà tư vấn chiến lược
Như đã đề cập ở trên, khi nhà lãnh đạo doanh nghiệp tìm đến nhà tư vấn chiến lược có nghĩa là anh ấy/cô ấy đang có nhiều bối rối trong việc xử lý các vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp hoặc các biến động bất ngờ xảy ra.
Do đó, việc của huấn luyện viên trước tiên nên là người đáng tin cậy để họ giải tỏa cảm xúc và ổn định tinh thần trước khi bắt tay vào các giải pháp tư vấn.
Người tư vấn chiến lược biết cách cân bằng
Đồng thời trong suốt quá trình triển khai các hướng giải pháp, huấn luyện viên vừa phải theo dõi tiến độ cũng vừa phải chú ý cảm xúc của đối tác.
Nhiều báo cáo đã chứng minh cảm xúc dâng cao bất cứ khi nào con người cảm thấy áp lực và đôi khi nó đưa đến những những quyết định không sáng suốt. Trong những tình huống như thế này, để cảm xúc không cản trở hiệu quả công việc, bạn phải là người đầu tiên cân bằng và tìm cách tạm dừng các tình huống dẫn đến căng thẳng cho những người dẫn đầu đơn vị.
Nếu bạn đang ở cùng một nơi với họ, hãy miễn bàn về tình huống đó trong 5 đến 10 phút. Hãy cho bản thân và đồng đội của bạn có chút thời gian nghĩ về nó. Sau khi quay lại với tinh thần tươi mới, có thể nảy sinh một góc nhìn sáng tạo và bớt áp lực hơn.
8. Người tư vấn chiến lược là kim chỉ nam đạo đức
Một nhà tư vấn chiến lược không những cần uyên bác về kiến thức mà còn nên là tấm gương về đạo đức lối sống cho cộng đồng.
Đây là điều cần thiết để chung tay xây dựng những đơn vị kinh doanh lớn mạnh và có trách nhiệm xã hội, nhưng thực sự chưa được quan tâm đào tạo đúng mức.
Ngay từ khi ngồi ghế nhà trường cho đến khi trở nên dày dặn trên thương trường, điều một doanh nhân hay ngay cả một nhà tư vấn có kinh nghiệm được dạy đi dạy lại mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận.
Tuy nhiên, trên thế giới và cả Việt Nam đã có những bằng chứng về mối nguy hại của kiểu tư duy tất cả vì của cải. Đó là sự sụp đổ của Enron (gian lận về sổ sách kế toán), Elizabeth Holmes lừa đảo về công nghệ xét nghiệm máu của Theranos, hay gần đây nhất là vụ án gian lận thuế của Công ty CP phát triển nhà Thủ Đức.
Nếu như các doanh nhân và các huấn luyện viên của họ theo đuổi mục tiêu vừa phát triển vừa đáng tin cậy thì môi trường kinh doanh đã khác đi. Lợi nhuận song hành với đạo đức mới mang lại con đường bền vững.
Người tư vấn chiến lược là kim chỉ nam đạo đức
Bởi vì, một doanh nghiệp cũng như một huấn luyện viên hoạt động trong xã hội với vai trò là giúp ai đó giải quyết vấn đề của họ. Việc này cũng không khác gì một bác sĩ với sứ mệnh là cứu người.
Hãy tưởng tượng, nếu như bác sĩ vì lợi nhuận mà kê đơn thuốc đắt tiền hơn, yêu cầu chữa trị với thiết bị cao cấp hơn nhưng không thực sự cần thiết thì khi bệnh nhân biết được, họ còn tin vào bác sĩ nữa hay không? Thậm chí, người ta còn xem việc này như hành vi phi đạo đức.
Nhưng đôi khi, các nhà lãnh đạo đôi khi không nhận ra điều đó vì áp lực từ cổ đông, đối tác, ngân hàng,…Do đó, đây là lúc vai trò dẫn dắt về đạo đức của các huấn luyện viên trở nên cực kỳ cần thiết.
Để tránh những đổ vỡ có thể xảy ra chỉ bởi những những hành vi phi đạo đức mà người trong cuộc khó nhận ra, nhà tư vấn chiến lược hãy là một người đáng tin cậy trước khi trở thành một huấn luyện viên tài ba.
9. Kinh nghiệm trực chiến trên thương trường là điểm quan trọng nhất trên hồ sơ của nhà tư vấn chiến lược
Ngày nay, nhiều người chưa đủ trải nghiệm trực chiến kinh doanh, nhưng vì ánh hào quang và sự tôn trọng bậc nhất đối với các nhà tư vấn chiến lược, mà lao vào công việc đưa ra những chỉ dẫn giả vờ chuyên nghiệp và thiếu trách nhiệm.
Chính làn sóng những huấn luyện viên kém chất lượng dẫn đến sự chỉ trích nặng nề và kéo niềm tin về giới tư vấn chiến lược giảm sút nghiêm trọng.
Ngày nay, có hơn 700.000 công ty được công nhận bởi các chứng chỉ hành nghề chính thức, song song với hàng triệu nhà tư vấn trên toàn cầu nhưng không có bất cứ chứng chỉ nào. Thực tế, có những huấn luyện viên chẳng có một loại giấy tờ nào cũng như nền tảng kinh doanh trực chiến nhưng được cả thế giới ngả mũ như Bill Campbell người được mệnh danh là thầy của Steve Jobs, Larry Page và Jeff Bezos. Nhưng đó chỉ là con người rất hiếm gặp.
Do đó, để giữ uy tín của bản thân và cả ngành tư vấn, để dấn thân vào nghề tư vấn chiến lược, bạn phải là trau dồi kinh nghiệm và có kho bài học phong phú trên thương trường để có thể thấu hiểu và đưa ra những lời tham vấn sát với thực tế của đơn vị thuê.
Người tư vấn chiến lược trực chiến
Thực tế, rất nhiều nhà tư vấn chiến lược chân chính đã làm tốt 9 vai trò trên trước khi có sự xuất hiện của Covid. Nhưng đến giai đoạn cần thiết lập cuộc sống bình thường mới sau Covid, các vai trò này lại càng được nhấn mạnh tầm quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là vai trò chiếc mỏ neo bình ổn cảm xúc, la bàn đạo đức và nhà tư vấn trực chiến được nhấn mạnh hàng đầu.
Việc phối hợp nhịp nhàng các vai trò này với chức năng chính của một nhà tư vấn chiến lược là dùng kiến thức và trải nghiệm của mình để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng giúp cho các huấn luyện viên lấy lại niềm tin và phát triển sự nghiệp của mình bền vững hơn. Đó cũng có thể được xem là checklist để các nhà tư vấn tự kiểm tra và phấn đấu để trở thành những huấn luyện viên đáng được trân trọng.
Đây là bài viết CHIA SẺ GIÁ TRỊ và KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG CÁC NHÀ KHỞI NGHIỆP CHUYÊN NGHIỆP của VINALINK. Để đồng hành cùng chúng tôi, mời bạn tham gia group….để hướng đến một nhà khởi nghiệp thành công.