Nội dung chính của bài viết
- 1. Tìm hiểu về u nang buồng trứng
- 2. Nguyên nhân mắc bệnh u nang buồng trứng
- 3. Ai là người có thể mắc bệnh u nang buồng trứng?
- 4. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
- 5. Nhận diện sớm u nang buồng trứng bằng cách nào?
- 6. Cách điều trị u nang buồng trứng trước khi quá muộn
- 6.2. Phẫu thuật mở bụng
- 7. U nang buồng trứng và mang thai
- 8. Chi phí mổ u nang buồng trứng
U nang buồng trứng rất phổ biến ở phụ nữ và nhiều trường hợp u có thể biến mất một cách tự nhiên. Tuy nhiên, một số trường hợp khác u nang buồng trứng lại gây ra biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy, cần nhận diện sớm dấu hiệu u nang buồng trứng để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý trước khi quá muộn. Dưới đây là một vài thông tin hữu ích về u nang buồng trứng.

1. Tìm hiểu về u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là loại u được mô tả như một cái túi chứa chất rắn có dạng giống như bã đậu hoặc chứa đầy dịch phát triển trong hoặc trên buồng trứng. U nang buồng trứng được chia làm 2 loại: U nang cơ năng (lành tính, có thể biến mất tự nhiên) và u nang thực thể (tiến triển âm thầm gây biến chứng nguy hiểm).
Đa phần u nang buồng trứng được phát hiện rất tình cờ như khi bệnh nhân bị đau bụng dưới và đi siêu âm hoặc xuất hiện một dấu hiệu bất thường khi khám vùng chậu. Bởi hầu hết u nang đều lành tính và thường biến mất tự nhiên. Do đó, bệnh lý ác tính thường rất khó để phát hiện và thường được chẩn đoán khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng hay gặp ở u nang buồng trứng bao gồm: Vỡ nang, xuất huyết, xoắn u nang… hoặc u phát triển chèn ép các cơ quan xung quanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, u nang buồng trứng cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
2. Nguyên nhân mắc bệnh u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là căn bệnh rất thường gặp ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất phải kể đến là lạm dụng thuốc tránh thai. Ngoài ra, có thể có rất nhiều những lý do có thể dẫn đến u nang buồng trứng khác. Hãy thử xem những dấu hiệu nào dưới đây chính xác nhé!
U nang cũng có thể phát triển to hơn do những nguy cơ về nội tiết tố, nhiễm trùng vùng chậu nặng, hay do mắc hộ chứng lạc nội mạc tử cung.
3. Ai là người có thể mắc bệnh u nang buồng trứng?
Phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh u nang buồng trứng. Tuy nhiên, ở độ tuổi sinh đẻ (từ 15 – 40 tuổi) tỷ lệ mắc u nang buồng trứng thường cao hơn. Còn với phụ nữ mãn kinh, hầu như không xuất hiện u nang, nếu có thì rất có thể là ung thư.

4. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, đa phần u nang buồng trứng đều lành tính và biến mất tự nhiên sau khoảng 1-3 tháng. Tuy vậy, vẫn có một vài trường hợp u nang có nguy cơ phát triển thành ung thư buồng trứng giai đoạn đầu hoặc xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như:
Do đó, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên khám phụ khoa 6 tháng/lần để kịp thời chẩn đoán tình trạng u nang buồng trứng, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Video: U nang buồng trứng có nguy hiểm không? (Thông tin được tư vấn chuyên môn bởi BSCKI Lê Thị Phương – Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
5. Nhận diện sớm u nang buồng trứng bằng cách nào?
5.1. 8 triệu chứng giúp nhận diện sớm u nang buồng trứng
Đa phần các u nang đều nhỏ, xuất hiện không có triệu chứng đặc hiệu và có khả năng tự biến mất. Tuy vậy, một khối u nang buồng trứng lớn có thể gây ra các triệu chứng như:
- Đau vùng chậu – đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới bên có u nang.
- Cơn đau này có thể xảy ra liên tục hoặc không. Nó có thể lan xuống vùng lưng dưới và đùi. Đau nhiều hơn khi bắt đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
- Đầy bụng hay nặng bụng.
- Đau rõ rệt hơn khi quan hệ tình dục. Một số phụ nữ có thể bị đau hoặc khó chịu ở vùng bụng sau khi quan hệ tình dục.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Kinh nguyệt không đều, nhiều hoặc ít kinh nguyệt hơn bình thường.
- Các vấn đề về đường ruột: đau khi đi đại tiện, có nhu cầu đi đại tiện thường xuyên.
- Bụng sưng lên.
- Chảy máu âm đạo.
Video: 8 triệu chứng giúp nhận diện sớm u nang buồng trứng
Nếu bạn bị đau vùng chậu đột ngột, dữ dội kèm theo sốt hay nôn mửa cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được khám chữa bệnh kịp thời.
5.2. Các phương pháp chẩn đoán sớm u nang buồng trứng
Việc chẩn đoán và điều trị được đánh giá liên quan đến tuổi tác, tình trạng mãn kinh, mang thai và liệu u nang được cho là lành tính hay ác tính. Vì hầu hết bệnh nhân mắc u nang buồng trứng đều không có triệu chứng đặc hiệu nào nên chẩn đoán bằng các xét nghiệm cận lâm sàng được cho là phương pháp tốt nhất để nhận diện sớm u nang buồng trứng. Các biện pháp chẩn đoán thường dùng bao gồm:
6. Cách điều trị u nang buồng trứng trước khi quá muộn
Việc điều trị phụ thuộc vào tuổi tác, loại, kích thước của u nang cũng như triệu chứng của người bệnh. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể đợi và tái khám để kiểm tra xem u nang có biến mất trong vài tháng hay không. Nếu siêu âm cho thấy bạn có một khối u nang đơn giản, nhỏ, chứa đầy chất lỏng và bạn không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì đừng quá lo lắng, hãy yên tâm chờ đợi và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Trường hợp xấu hơn, bạn gặp u nang lớn, trông không giống với u nang cơ năng, đang phát triển và xuất hiện các triệu chứng kể trên thì rất có thể bạn phải phẫu thuật. Theo nghiên cứu của bệnh viện Vinmec, phẫu thuật được chỉ định nếu u nang có tính chất ung thư hoặc phát triển thành ung thư. Bác sĩ phụ sản có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật mổ bụng và phẫu thuật nội soi dựa trên tình trạng của bệnh nhân.
6.1. Phẫu thuật nội soi

Xử trí phẫu thuật bằng cách cắt u nang nội soi thường được sử dụng với mục đích ngăn ngừa các biến chứng như vỡ hoặc bệnh lý ác tính, đồng thời tối ưu hoá việc bảo tồn khả năng sinh sản. Hơn nữa, phẫu thuật nội soi ít gây đau đớn và thời gian hồi phục nhanh. Vì vậy, nó thường là lựa chọn hàng đầu trong phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng.
6.2. Phẫu thuật mở bụng
Với những khối u lớn, có khả năng tiến triển thành ung thư, bệnh nhân sẽ được khuyên phẫu thuật mở bụng. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ u nang thông qua vết rạch lớn trên bụng của bệnh nhân. Song song với đó họ có thể tiến hành sinh thiết ngay để xác định u nang có phải ung thư hay không. Từ đó đưa ra quyết định có nên hay không cắt bỏ buồng trứng, tử cung của bệnh nhân.
7. U nang buồng trứng và mang thai
7.1. U nang buồng trứng có thai được không?
Điều mà các chị em luôn lo lắng khi mắc u nang buồng trứng là liệu mình có bị tước đi thiên chức làm mẹ hay không. Nhưng hãy lạc quan lên, nếu bạn mắc u nang buồng trứng cơ năng, nó sẽ biến mất một cách tự nhiên và hầu như không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai của bạn. Tương tự u nang 1 bên hoặc cả 2 bên nhưng đã được loại bỏ u và 1 bên buồng trứng vẫn lành lặn thì bạn vẫn có khả năng mang thai.

Trường hợp không thể mang thai được nữa là khi bạn bị u nang buồng trứng cả 2 bên và buộc phải cắt bỏ 2 buồng trứng do chúng đã bị nang hóa hết. Để tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc này, chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nên đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
7.2. U nang nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?
U nang buồng trứng khi mang thai thường không có gì đáng lo ngại. Hầu hết các u nang buồng trứng đều vô hại, không đau và tự khỏi. Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp nó có thể khiến người bệnh khó thụ thai hơn.

Ngoài ra, có một số vấn đề có thể xảy ra nếu u nang tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ của bạn. Chúng có thể bị vỡ, xoắn hoặc thậm chí gây ra một vài vấn đề trong quá trình sinh nở. Lúc này bạn cần nhận được sự chăm sóc cũng như tư vấn từ bác sĩ phụ sản trong suốt thai kỳ.
8. Chi phí mổ u nang buồng trứng
Tuỳ vào từng bệnh viện mà chi phí bạn phải bỏ ra để phẫu thuật u nang buồng trứng là khác nhau. Đa phần, phẫu thuật nội soi có giá dao động khoảng 10 – 15 triệu còn phẫu thuật mở bụng thường có giá khoảng 8 triệu (chưa có bảo hiểm y tế). Nếu sử dụng BHYT, khoản chi phí này có thể giảm từ 40 – 80%.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về u nang buồng trứng! Việc phát hiện sớm các triệu chứng và nhận diện dấu hiệu u nang buồng trứng sớm và chính xác thông qua việc khám phụ khoa định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm giúp quá trình điều trị hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến thành các biến chứng nặng hơn như u nang buồng trứng xoắn.