Nội dung chính của bài viết

Bài viết giải đáp câu hỏi social media marketing là gì, các kiến thức liên quan. Và cách sử dụng social media marketing để đem lại doanh thu trong mùa covid.
Phần 1: Social media marketing là gì?
Social media marketing là một nhánh của digital marketing, được thực hiện thông qua các mạng xã hội (social media).
Social media marketing là gì?
Tương tự như các hình thức marketing khác, social media marketing thực hiện các hoạt động tiếp thị (marketing) để xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người dùng, từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Social media marketing được đánh giá là một trong các xu hướng marketing nổi bật nhất bắt đầu từ khi internet xuất hiện trên thế giới.
Phần 2: Các kênh social media phổ biến hiện nay
2.1 Facebook – Mạng xã hội được ưu tiên hàng đầu khi thực hiện social media marketing
Facebook là một trong những mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam và thế giới. Những năm trở lại đây, không chỉ thường xuyên cập nhật các tính năng tương tác, hỗ trợ người dùng cá nhân Facebook còn chú ý tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện truyền thông trên mạng xã hội này.
Facebook – mạng xã hội được dùng nhiều nhất tại Việt Nam
Nổi bật là các tính năng tuyển dụng, bán hàng, chạy quảng cáo cùng các số liệu phân tích người dùng, báo cáo chi tiết của fanpage đủ phục vụ cho hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có thể nói các hoạt động social media marketing phổ biến nhất tại Việt Nam được thực hiện trên facebook.
Mặc dù Twitter được ưa chuộng hơn tại các thị trường Châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc nhiều hơn, nhưng đây vẫn hứa hẹn là một thị trường tiềm năng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các shop kinh doanh đang có nhu cầu mở rộng thị trường trên phạm vi quốc tế.
Được đánh giá là mạng xã hội có nhiều người dùng thứ hai trên thế giới chỉ sau Facebook,
Twitter là mạng xã hội không thể bỏ qua.
Được đánh giá là mạng xã hội có nhiều người dùng thứ hai trên thế giới chỉ sau Facebook, Twitter là mạng xã hội không thể bỏ qua.
Mẹo nhỏ cho bạn: Một trong các tính năng nổi bật của Twitter là tính năng khám phá top, chỉ một cái nhấp bạn có thể cập nhật xu hướng, sự kiện nổi bật của quốc gia cụ thể hoặc thế giới.
2.3 Linkedin
Mạng xã hội của công việc, là thị trường màu mỡ cho social media marketing. Các nội dung trên đây thường được phân loại theo ngành nghề và được cập nhật theo hướng phân tích chuyên sâu, một hướng đây khác so với Facebook hay Twitter.
Đặc điểm của linkedin còn thể hiện ở sự cô đọng của nội dung truyền tải, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
2.4 Youtube – Social media marketing dành cho nội dung video
Một mạng xã hội không hề xa lạ với người dùng internet tại Việt Nam.Youtube là nơi bạn đăng tải các video sáng tạo của bản thân.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp tại Việt Nam thường xuyên bắt tay cùng các nghệ sĩ thực hiện các sản phẩm đăng tải trên youtube. Một trong các chiến dịch được đánh giá là thành công và có sức lan tỏa nhất là Bitis – Đi để trở về.
Youtube – Mạng xã hội chia sẻ video
Lưu ý: Chi phí để quay một video truyền thông có thể quá ngân sách của một số doanh nghiệp, hãy cân nhắc làm việc với các freelancer hoặc tự làm nếu đó là video ngắn để giảm chi phí.
2.5 Instagram
Instagram được xem là một trong những mạng xã hội phổ biến nhất của giới trẻ hiện nay. Các nội dung được thể hiện bằng hình ảnh video clip ngắn.
Đây là nơi để các bạn trẻ thỏa thích thể hiện cá tính của bản thân vì vậy để truyền thông tốt trên kênh này, các bạn cần nội dung bắt mắt, phù hợp thị hiếu giới trẻ, thông điệp tự do, phóng khoáng, táo bạo và cá tính.
2.6 Tik Tok – Xu hướng social media marketing dành cho Gen Z
Mặc dù chỉ mới được ra mắt trong hai năm trở lại đây nhưng Tik Tok được xem là một trong những mạng xã hội năng động nhất hiện nay. Người dùng chủ yếu trên Tik Tok là các bạn trẻ, đam mê sáng tạo nội dung thông qua các video ngắn.
Nếu bạn muốn tiếp cận giới trẻ hãy gia nhập Tik Tok
2.7 Zalo – Social media marketing cho khách hàng trung niên tại Việt Nam
Được mệnh danh là mạng xã hội của người Việt dành cho người Việt. Zalo hiện nay đã có được một số lượng người dùng khổng lồ với đặc điểm nhận điện đa dạng, từ mọi độ tuổi trên mọi miền Việt Nam.
Zalo đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có sản phẩm dành cho khách hàng thuộc tuổi trung niên, vốn được xem là ít tương tác trên mạng xã hội. Đặc biệt Zalo được kết nối với số điện thoại của từng cá nhân nên việc chuyển đổi từ tương tác trên mạng xã hội sang liên lạc trực tiếp được xem là thế mạnh của Zalo.
Phần 3: Một số nguồn tự học social media marketing
Bên cạnh việc tham gia các lớp học đào tạo chính quy tại các học viện các trường đại học trên khắp cả nước, bạn cũng có thể để tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trường hoặc online.
Ba nguồn tài liệu để bạn tự học social media marketing
Chúng tôi giới thiệu cho các bạn một số nguồn tài liệu miễn phí để bạn có thể tự tìm hiểu thêm:
Phần 4: Ưu và nhược điểm của social media marketing trong kinh doanh
Một đặc điểm của social media marketing là người dùng có thể tham gia tương tác, nhận xét và đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như tạo nội dung liên quan đến sản phẩm đó và chia sẻ đến mọi người.
Ưu điểm:
Social media marketing đang là hình thức tiếp thị phổ biến nhất của năm 2021
Khuyết điểm:
Vì vậy hãy quản lý rủi ro chi tiết nhất có thể, chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất và đến cuối cùng nếu không thể tránh khỏi hãy bình tĩnh đối mặt và xử lý hợp tình hợp lý nhất.
Phần 5: Ứng dụng social media marketing trong kinh doanh mùa covid
Từ năm 2020, nhiều hoạt động trực tiếp bị hạn chế, thay vào đó thời gian sử dụng mạng xã hội của mọi người tăng lên đáng kể. Việc cập nhật tin tức, sự kiện, giải trí, tương tác chuyển sang mạng xã hội giúp thế giới mạng trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Việc ứng dụng social media marketing trong kinh doanh mùa covid giúp bạn giảm chi phí trong thời gian khó khăn này đồng thời tạo cơ hội để bạn tiếp cận, tương tác với các khách hàng tiềm năng.

Tận dụng social media trong thời điểm giãn cách xã hội
5.1 Xác định nhóm khách hàng và kênh truyền thông
Chân dung khách hàng
Họ là ai, giới tính, độ tuổi, sở thích, mối quan tâm, vấn đề là gì? Các mạng xã hội họ thường dùng, xu hướng nộ dung, màu sắc thu hút họ?
Áp dụng công cụ 5W1H sẽ giúp bạn không bỏ sót các khía cạnh nào của khách hàng
Mô tả đầy đủ chân dung khách hàng trước khi lên kế hoạch
Ví dụ: Với những bà mẹ trẻ có xu hướng thích các màu sắc sáng, các bài viết vui tươi. Họ thường có nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau, hoạt động tương tác như like, share, comment cũng rất tích cực.
Ngược lại nếu khách hàng của bạn là những người trung niên lớn tuổi. Họ thường không dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, thao tác trên điện thoại cũng kém hơn, các hoạt động like, share cũng không nhiều nên hay chú ý bổ sung các cách thức liên lạc khác như số điện thoại trên nội dung của mình. Và bạn cũng chỉ nên tập trung ở các kênh mạng xã hội lớn tại Việt Nam như Facebook, Zalo.
5.2 Phân tích (Analytics)
Các Marketer sử dụng các công cụ để đánh giá khách hàng, đối thủ, các chiến dịch truyền thông nổi bật của doanh nghiệp và cộng đồng.
Phân tích các case study nổi bật sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều hướng đi mới
Việc đánh giá dựa trên các số liệu cùng case study cụ thể sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian phát triển nội dung, hạn chế sự trùng lặp cũng như tránh các lỗi mà người đi trước mắc phải.
5.3 Đặt mục tiêu Marketing
Sau khi đã có thông tin về khách hàng, nền tảng mạng xã hội hướng đến, thông tin sản phẩm hãy kết hợp nó với mục tiêu của doanh nghiệp và đặt mục tiêu Marketing. Hãy nhớ rằng truyền thông là một phần của kế hoạch kinh doanh, chúng ta sẽ phối hợp với các bộ phận khác để đạt được mục tiêu.
Việc đặt mục tiêu và vai trò, trách nhiệm hợp lý sẽ giúp bạn có kế hoạch truyền thông rõ ràng, hiệu quả cao hơn.
Đặt mục tiêu phù hợp sẽ giúp nhân viên tạo được động lực làm việc và hiệu suất cao cho doanh nghiệp
Các mục tiêu phổ biến khi áp dụng social media marketing thường là:
– Tăng nhận diện thương hiệu
– Xây xựng cộng đồng quan tâm sản phẩm
– Truyền thông sản phẩm đến cộng đồng
– Tăng lượng traffic cho web bán hàng hoặc trang trên sàn thương mại điện tử
Mẹo dành cho bạn: Áp dụng mô hình SMART khi đặt mục tiêu, bao gồm:
- Specific (rõ ràng, cụ thể)
- Measurable (đo lường được, có thể là KPI, con số)
- Achievable (có thể đạt được, cân đối với ngân sách, đánh giá từ các chiến dịch trước)
- Relevant (thực tế/liên quan: liên quan với các kế hoạch, mục tiêu khác của doanh nghiệp, đồng nhất với thương hiệu, nhân dạng của doanh nghiệp)
- Time-bound (có kế hoạch thời gian cụ thể)
5.4 Tạo các nội dung giá trị
Hãy quan tâm đến nhu cầu của khách hàng hơn là việc bán hàng của bạn. Hãy thu hút họ bởi những nội dung chất lượng, mang lại lợi ích và giá trị cho khách hàng, cho cộng đồng, xã hội.
Việc đầu tư ý nghĩa, công sức cho chiến dịch sẽ giúp bạn tiếp cận không chỉ khách hàng mà còn là những khách hàng tiêm năng hoặc nhóm người dùng lan tỏa chiến dịch.
Ví dụ: Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất đồ chơi cho trẻ em, hãy cho thấy bạn quan tâm đến các đứa trẻ như thế nào? Các món đồ chơi sẽ chơi cùng các bé khi bố mẹ không ở bên hay thậm chí là hỗ trợ cho việc giáo dục, phát triển của trẻ.
Các nội dung nên được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau như câu chuyện, bài viết, video, âm thanh, các cuộc khảo sát, mini game nhận mẫu thử….
Các thông điệp đồng nhất với insight của khách hàng sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu dài hơn
Lưu ý
Các chiến dịch cần có bộ hashtag riêng nhưng đừng quá nhiều, xuyên suốt chiến dịch. Các nội dung khuyến khích hành động như like, share, comment cũng nên được lồng vào cách khéo léo.
5.5 Quảng cáo.
Nếu có ngân sách hợp lý hãy cân nhắc việc quảng cáo nội dung. Quảng cáo nội dung giúp chiến dịch tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng hơn, cũng dễ dàng dọng lại trong trí nhớ của họ hơn.
Tuy nhiên, lưu ý rằng khi thực hiện quảng cáo chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể. Việc chạy quảng cáo nhóm đối tượng quá rộng ngược lại sẽ khiến cho bạn tốn chi phí vào nhóm đối tượng ít tiềm năng hơn.
Cần có kế hoạch và mục tiêu cụ thể khi chạy quảng cáo cho chiến dịch
5.6 Đo lường định kỳ, đánh giá và điều chỉnh kịp thời
Các hình thức tiếp thị thuộc digital marketing đều có sẵn các công cụ hỗ trợ. Các công cụ này cung cấp các báo cáo, số liệu phân tích cụ thể, chi tiết giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả chiến dịch với một chi phí hợp lý.
Công thức đo lường khi thực hiện social media marketing
Một số các công thức bạn có thể tham khảo:
- Customer lifetime value (CLV): Lợi nhuận trung bình doanh nghiệp nhận được từ một khách hàng trong 1 khoảng thời gian năm.
- CLV x conversion rate: Giá trị nhận được từ mỗi lần truy cập.
- Average sale: Số lần mua hàng trung bình thành công từ hoạt động quảng cáo.
- ROI: Tỷ suất hoàn vốn
- Click through rate (CTR): Tần suất người dùng thấy quảng cáo và nhấp vào.
- Conversion rate: Tỷ lệ chuyển đổi: Nhằm theo dõi tỉ lệ một lượt chuyển đổi trong cùng khoảng thời gian của các quảng cáo.
- Impression: Số lần hiển thị – Số lần bài đăng được người dùng nhìn thấy trên mạng xã hội.
- Interaction: Tổng lượng tương tác
5.7 Lưu ý khi ứng dụng social media marketing trong kinh doanh:
Social media marketing là xu hướng tiếp thị mới với nhu cầu và tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Nắm bắt các kiến thức cơ bản và thực hành điều phối các chiến dịch thường xuyên sẽ giúp các marketer tăng khả năng sáng tạo, thích nghi, trong môi trường thay đổi nhanh chóng như hiện nay.