[4 điều phải nhớ] – văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là điều không thể thiếu của doanh nghiệp hiện đại ngày nay. Nó là nền tảng vô cùng quan trọng để gắn kết các thành viên và bộ máy doanh nghiệp, Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 
văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.
Sơ đồ bài viết.

1. Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp được hiểu là gì?

 
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp có thể hiểu là những mối quan hệ giữa các cấp trong một doanh nghiệp hoặc một nhóm người đang hoạt động như một cơ quan duy nhất. Nó được xây dựng trên cơ sở văn hóa nội bộ của doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong cộng đồng.
 

2. Vai trò và lợi ích của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

 

2.1 Vai trò của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

 
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp của công ty rất quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ trong tổ chức giữa các cá nhân, các nhóm và các cấp. Điều quan trọng là nó phản ánh các giá trị của doanh nghiệp và mức độ đạo đức của doanh nghiệp. 
 
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp hướng đến các giá trị cốt lõi của công ty, làm cho nó khác biệt và có thể tốt hơn so với các doanh nghiệp khác. Việc phác họa nên một nét văn hóa chung của doanh nghiệp tạo tiền đề cho việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu cực kỳ tốt.
 
Ví dụ: Mối quan hệ giữa sếp với nhân viên hoặc nhân viên với nhân viên trong một công ty luôn hòa đồng, vui vẻ, có thể khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và hài lòng trong công việc và mang lại kết quả làm việc tốt nhất cho họ. Điều này có lợi cho quản lý vì nó có thể dẫn đến việc tạo ra các nhóm hiệu quả, do đó tạo ra các ý tưởng đổi mới có lợi cho doanh nghiệp. 
 

2.2 Lợi ích.

 
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều đến việc tạo dựng thương hiệu, bản sắc và thậm chí là vòng đời của doanh nghiệp. Bởi mỗi một người trong bộ máy hoạt động đều có cá tính khác nhau, việc hòa hợp, gắn kết giữa họ không phải là điều dễ dàng. Chính vì thế mà nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc.
 
Một doanh nghiệp có văn hóa ứng xử đúng mực, mọi người sẽ cảm thấy được tôn trọng và quý mến nhau. Họ nhanh chóng tạo dựng những mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết, gắn bó nhiều hơn trong công việc. 
 
văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Lợi ích của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

3. 4 quy tắc văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

 

3.1 Ứng xử khéo léo, kết nối với cấp trên

 
Trong doanh nghiệp văn hóa ứng xử khi giao tiếp, kết nối với những người giữ chức vụ cao hơn và vô cùng quan trọng. Bạn cần giữ thái độ lịch sự, tôn trọng, tự tin và trình bày ý kiến cá nhân của mình một cách trung thực, thẳng thắn không nên “lươn lẹo” hoặc không thành thật khiến cho cấp trên thấy khó chịu.
 
Trong khi làm việc nếu xảy ra bất đồng trong quan điểm hoặc phát hiện lỗi sai của nhà cấp trên, thay vì cố gắng tranh cãi hoặc chê bai họ, bạn nên góp ý nhẹ nhàng, tế nhị và đưa ra những bằng chứng thuyết phục 
 

3.2 Tạo dựng quan hệ tốt đẹp với cấp dưới

 
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo, việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và tốt đẹp với những người dưới quyền quản lý của mình là điều cực kỳ cần thiết. Bằng cách xây dựng niềm tin và tình cảm đối với nhân viên, bạn sẽ có được sự hỗ trợ nhiệt tình của họ để có thể hoàn thành tốt mọi mục tiêu đã đề ra. 
 

3.3 Tôn trọng những người đồng nghiệp cùng cấp.

 
Trong doanh nghiệp ngoài việc phải giữ thái độ lịch sự, tôn trọng với cấp trên thì việc kết nối với những người đồng nghiệp cũng vô cùng quan trọng. Họ sẽ là những người cùng bạn trải qua thăng trầm trong công việc. Vì thế, khi giao tiếp và làm việc cùng họ, bạn nên hòa đồng, tôn trọng, cởi mở, đối xử bình đẳng và không vụ lợi. 
 
Bên cạnh đó, việc giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp vấn đề khó khăn trong công việc cũng thể hiện bạn là người đáng tin cậy và xứng đáng có được sự yêu mến, tin tưởng của những người xung quanh. 
 

3.4 Giải quyết xung đột trong hòa bình.

 
Ai cũng có cái tôi và một niềm tin riêng nên mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi khi làm việc giữa các thành viên và các cấp. Sẽ có những lúc rất khó chịu với cách hành xử hoặc không đồng tình với quan điểm của một cá nhân nào đó. Bạn nên lựa chọn cách góp ý một cách tế nhị và chỉ rõ vấn đề khiến bạn không hài lòng với người đó để họ có thể cải thiện. 
 
Tuyệt đối bạn không nên nói xấu người nào đó trong công ty sau lưng, bạn sẽ không thể biết được lời nói của mình có tác hại ra sao đâu. Việc kéo bè kết phái để chỉ trích vào một ai đó sẽ chẳng đem lại lợi ích gì cho bạn, ngược lại nó sẽ gây ra những hệ lụy xấu cho những mối quan hệ của bạn sau này trong công ty. 
văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp (2)
Các quy tắc ứng xử trong cùng một doanh nghiệp.

4. 4 yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.

 

4.1 Môi trường

 
Các yếu tố môi trường ảnh hướng tới văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp có thể là dịch bệnh, thiên tai, ô nhiễm,… đều ảnh hưởng tới văn hóa trong doanh nghiệp. 
 
Ví dụ: Ngay khi đại dịch Covid xảy ra nhiều nhân viên có thể được yêu cầu làm việc online  để giảm lượng nhân viên tới văn phòng, từ đó số ca mắc bệnh cũng được giảm đi nhiều. Tuy nhiên, điều này có hai mặt vì nó dẫn đến sự cô lập giữa các nhân viên trong công ty vì sự giao tiếp, kết nối bị giảm đi, làm suy yếu văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
 

4.2 Kinh tế

Khủng hoảng hoặc suy thoái là một ví dụ về yếu tố kinh tế. Nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp sẽ phải buộc cắt giảm việc làm, kèm theo đó là cắt giảm nhân sự. 
 
Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp. vì các nhóm kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển doanh nghiệp, tâm lý lo lắng, áp lực tiền bạc đè nặng. Từ đó các mối quan hệ trong văn hóa ứng xử công ty trở nên căng thẳng không còn bền chặt nữa.
 

4.3 Xã hội

Những thay đổi trong xu hướng và thị trường là một yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp. Các tổ chức có thể bắt buộc phải thay đổi sản phẩm, dịch vụ của mình để theo kịp các xu hướng mới.
 
Để làm được điều này, nhân viên có thể sẽ bị buộc yêu cầu tham gia học các kỹ năng mới trong một khoảng thời gian ngắn để bắt kịp những thay đổi. Mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên có thể gặp rủi ro lớn từ  những thay đổi này.
 

4.4 Công nghệ

Việc phát triển công nghệ thông tin trong các tổ chức cũng ảnh hưởng ít nhiều tới văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp. Nó đồng nghĩa với việc có nhiều cuộc họp online và ít cuộc gặp mặt trực tiếp hơn. Do đó, mối liên kết giữa các cấp quản lý và nhân viên có thể yếu đi do ít có thời gian trò chuyện trực tiếp hơn.
văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp.
 
Kết Luận: Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi doanh nghiệp cần đề ra một nguyên tắc ứng xử phù hợp để doanh nghiệp mình có thể vận hành trơn tru và phát triển mạnh mẽ.  Xem thêm nhiều bài viết liên quan tới doanh nghiệp tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *