Nội dung chính của bài viết
Hiện nay, các blog chia sẻ kiến thức, tâm sự đã không còn xa lạ với người sử dụng Internet. Ngoài sách hoặc các trang chia sẻ kiến thức khác, blog là một dạng cung cấp thông tin hữu ích, chân thực tới người khác.
“Viết blog ở đâu?” cũng chính là câu hỏi hiện nay nhiều người muốn biết để bắt đầu một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Dưới đây K3 Content xin chia sẻ từ A-Z về blog và các địa chỉ cho một newbie.
Mục đích viết blog của người mới bắt đầu.
Hiện nay, đối với người mới viết blog, thường sẽ có hai hướng mục đích.
- Một là viết blog cá nhân, viết vì sở thích, muốn lưu lại những khoảnh khắc hay kỷ niệm đối với bản thân. Nhóm này không quá quan trọng về sự phát triển blog đi xa hơn trong tương lai hoặc ít nhất là chưa nghĩ đến.
- Hai là nhóm người bắt đầu viết blog với mục đích phát triển, hoặc với mục đích kiếm tiền cũng như kinh doanh trên chính trang blog của mình.
Do vậy, các tiêu chí chọn blog và các nền tảng viết blog của hai nhóm này cũng dẫn đến sự khác nhau.
Tiêu chí chọn địa chỉ viết blog như thế nào?
“Viết blog ở đâu đơn giản nhất đối với người bắt đầu?”- Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm nhất khi mới bắt đầu tìm hiểu về các địa chỉ viết blog.
Dưới đây là các tiêu chí chọn blog phù hợp với người mới sử dụng:
- Thứ nhất, với người mới bắt đầu tìm hiểu nên viết blog ở đâu thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên chính là giao diện đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng. Người dùng có thể tạo được tài khoản và không mất quá nhiều thời gian làm quen với giao diện.
- Thứ hai, nền tảng được chọn viết blog phải có độ tùy biến cao. Điều này quan trọng cho việc bạn muốn phát triển blog của mình đi xa và lâu dài hơn. Nếu chỉ viết blog để thỏa mãn sở thích và không có ý định đẩy xa hơn, thì bạn cũng không cần quan tâm quá nhiều về vấn đề này.
- Thứ ba, viết blog ở đâu để phát triển blog nhanh nhất?- Điều này phụ thuộc vào bạn chọn nền tảng có nhiều người sử dụng hoặc dễ tiếp cận hay không. Nếu bạn muốn đẩy blog của mình tiền thành dạng website rộng rãi thì nên chọn địa chỉ có nhiều người dùng, vừa có thể học được cách sử dụng nhanh hơn vừa thuận tiện để đưa bạn đọc vào trang của bạn.
- Thứ tư, địa chỉ chọn viết blog có chức năng bình luận. Điều này trước đây khá ít người để ý đến, nhưng do sự phát triển hiện nay nếu muốn blog không chỉ bản thân đọc thì nên tìm một nền tảng cho phép bình luận. Không chỉ nhận được phản hồi của người đọc, biết đâu bạn có thể có được một cơ hội tốt nào đó, ví dụ về việc làm.
Viết blog ở đâu?- Các nền tảng viết blog đơn giản nhất dành cho newbie.
Tuy hiện nay có rất nhiều nền tảng viết blog, nhưng dưới đây K3 Content xin giới thiệu các địa chỉ viết blog nhanh chóng và thuận tiện nhất dành cho newbie.
1. WordPress
WordPress là một trong các nền tảng viết blog được nhiều người sử dụng nhất hiện nay trên toàn thế giới. Theo số liệu có tới 30% số blog được tạo bởi nền tảng WordPress.
Hiện nay WordPress có 2 phiên bản là WordPress.org và WordPress.com. Hai phiên bản này không khác nhau quá nhiều nên người mới bắt đầu tìm hiểu về WordPress có thể sử dụng một trong hai phiên bản.
Tuy nhiên, WordPress.com sẽ không kiểm soát được hoàn toàn như WordPress.org, do đó nếu đã lên kế hoạch để phát triển xa hơn ngoài việc viết blog dạo, thì bạn nên sử dụng WordPress.org.
Ưu điểm:
- WordPress có thể tạo được nhiều giao diện đẹp, đa dạng với nhiều kiểu, do đó người dùng có thể sáng tạo blog tùy theo ý muốn để phù hợp với phong cách cũng như chủ đề blog mà bạn hướng tới.
- WordPress chứa nhiều themes và plugin miễn phí cho người dùng, điều này rất hợp với người mới sử dụng, và đặc biệt là với đối tượng viết blog để chia sẻ đơn thuần mà không cần mất phí để mua các themes và plugin này.
- Đây cũng là nền tảng cho phép người dùng mở chức năng bình luận với mỗi bài viết. Hơn thế nữa, người sử dụng còn có thể điều chỉnh được bình luận theo ý muốn cũng như thêm các bình luận đăng nhập từ Facebook. Đây là một điểm thuận lợi đối với người dùng blog cũng như với người đọc blog của bạn.
- Một điểm giúp WordPress thu hút được lượng người dùng cao bởi tính đa dạng trong việc tạo blog hoặc website. Một Blog về du lịch, hay Blog về làm đẹp, Blog chia sẻ công nghệ, … cũng đều được tạo ra ở đây.
Nhược điểm:
- Cũng bởi nhiều tính năng nên đây sẽ là địa chỉ viết blog gây bất tiện cho người mới học WordPress khó khăn trong việc học các công cụ ở đây.
- Do chứa nhiều plugin nên dễ gây nhầm lẫn và rối khi mới bắt đầu tìm hiểu.
2. Blogger
Blogger là một nền tảng được phát triển bởi chính Google. Đây sẽ là địa chỉ viết blog phù hợp với người mới tập viết blog, hoặc chỉ viết blog chỉ vì phục vụ sở thích cá nhân.
Ưu điểm:
- Giao diện của Blogger đơn giản, đẹp, dễ sử dụng đối với người mới bắt đầu tìm hiểu hơn so với WordPress.
- Có tính năng bình luận với hai dạng: bình luận với tài khoản blog hoặc bình luận với trạng thái ẩn danh. Điều này khá hữu ích với người mới viết để nhận được các đánh giá từ người ngoài.
- Blogger cho phép người dùng sử dụng tên miền riêng của bạn với hạ tầng Google Cloud tốt.
- Dung lượng lưu trữ lớn
- Các thao tác tùy biến đơn giản như kéo, thả, giữ,… rất thân thiện với người dùng.
Nhược điểm:
- Blogger tuy đơn giản nhưng không đa dạng các giao diện như WordPress, do đó bạn không thể sáng tạo tùy ý nhiều như ở WordPress.
- Hiện nay lượng người dùng Blogger đã ít người sử dụng hơn do các tính năng bị hạn chế, không nhiều công cụ cũng như các công cụ bổ trợ như các nền tảng khác nên khó có thể phát triển blog đi xa hơn.
- Chỉ phù hợp với người mới tập viết, do đó Blogger chỉ là địa chỉ bạn nên dùng lúc bắt đầu, sau đó bạn có thể chuyển sang các nền tảng khác để viết blog.
3. Joomla
Với khả năng mở rộng tùy biến, Joomla cũng là một nền tảng được nhiều người lựa chọn giống như WordPress.
Ưu điểm :
- Joomla hiện nay sở hữu nhiều công cụ mặc định hơn WordPress, do đó người dùng có thể sáng tạo được blog của mình hơn.
- Tuy đa số tính năng tương tự như WordPress nhưng được người dùng đánh giá dễ sử dụng hơn và có tài liệu để có thể tự học.
- Phù hợp với người mới để viết blog, không đơn giản hẳn như Blogger nhưng Joomla có thể là nơi bạn phát triển được blog theo hướng lâu dài.
- Ít gặp lỗi hơn khi cài đặt các extension so với các nền tảng viết blog khác.
Nhược điểm:
- Joomla không sở hữu nhiều themes như WordPress.
4. Tumblr
Tumblr là một trang web viết blog dưới dạng website và được kết hợp giữa hai nền tảng thông dụng là Facebook và Twitter. Tumblr cũng chính là nền tảng đầu tiên được tạo ra và phát triển theo hướng blog kết hợp mạng xã hội.
Người dùng có thể đăng những nội dung đa phương tiện như ảnh, video, văn bản lên Tumblr nhưng dưới dạng blog với đa dạng chủ đề khác nhau. Do phát triển theo hướng mạng xã hội nên các người dùng (users) có thể theo dõi cũng như tương tác với tài khoản blog của bạn.
Ưu điểm:
- Tumblr cho phép người dùng tạo được tên miền tùy chỉnh
- Đây là website viết blog ở dạng mạng xã hội, do đó blog của bạn sẽ tiếp cận được với nhiều người hơn, cùng lúc đó việc theo dõi, kết bạn, giao lưu với các người viết blog cũng trở nên thuận tiện hơn.
- Giao diện của Tumblr sáng tạo, đơn giản phù hợp với người bắt đầu tìm hiểu và viết blog.
Nhược điểm:
- Do tính năng đơn giản, ít công cụ tùy biến so với các nền tảng viết blog khác, nên Tumblr sẽ khó có thể là nơi gắn bó lâu dài nếu bạn muốn phát triển blog đi xa hơn và kiếm tiền
- Một số công cụ cho blog mất phí nếu bạn muốn blog của mình trở nên sáng tạo hơn.
5. Serendipity
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn viết blog ở đâu thì có thể tìm hiểu về Serendipity. Đây có thể coi là nền tảng dễ sử dụng nhất, được đặt cạnh với Blogger về ưu điểm này.
Không bao gộp như dạng website mà đây chính là địa chỉ viết blog chuyên biệt. Trang web nhắm tới đối tượng bắt đầu viết blog và yêu thích sự đơn giản, không cầu kỳ.
Ở Serendipity, người dùng vẫn tìm được các theme cũng như template nhưng khá đơn giản, không bắt mắt hoặc cầu kỳ như các nền tảng khác. Tuy vậy thì các tính năng trong việc soạn thảo và trình bày văn bản được đặt lên hàng đầu vối các tiện ích không hề thua kém bất kỳ đối thủ nào của nó.
Ưu điểm:
- Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng là một điểm cộng cho những người không muốn tìm hiểu quá nhiều.
- “Viết blog ở đâu đơn giản mà không cần đặt tiện ích nhiều lần?” – Thì đáp án chính là Serendipity. Ở đây, bạn chỉ cần sử dụng một gói dịch vụ duy nhất và sử dụng tất các tiện ích này mà không cần cài đặt nhiều lần như ở WordPress hay các địa chỉ khác.
- Ngoài ra, Serendipity còn hỗ trợ người dùng với tính năng chống spam cực kỳ hữu ích.
Nhược điểm:
- Bởi tính đơn giản và tập trung vào giải pháp văn bản nên giao diện của Serendipity không bắt mắt như ở các platform khác.
- Vẫn có theme hay template để sử dụng nhưng không đa dạng với người dùng.
- Chỉ phù hợp với người mới bắt đầu viết.
- Người dùng khó có thể phát triển xa với Serendipity.
6. Silverstripe
Bạn muốn tìm một nền tảng vừa đơn giản trong cách sử dụng vừa đáp ứng được nhiều tiện ích thì chọn viết blog ở đâu? Silverstripe chính là platform mà bạn tìm kiếm bấy lâu nay. Silverstripe với sự kết hợp khá tuyệt vời giữa thân thiện, đơn giản với người dùng mà vừa đáp ứng được các nhu cầu trong việc chỉnh sửa blog, đã được rất nhiều người ấn tượng và sử dụng.
Với giao diện tạo văn bản dễ nhìn nhưng cũng không hề kém cạnh các địa chỉ khác về mảng công cụ, Silverstripe hiện nay cũng có thể là nơi newbie bắt đầu quá trình viết blog của mình.
Ưu điểm:
- Thân thiện với người dùng cùng giao diện cũng như các tiện ích dễ sử dụng, mất ít thời gian làm quen.
- Silverstripe cũng có nhiều tiện ích hỗ trợ tối đa trong vấn đề soạn thảo văn bản cũng như chèn các nội dung đa phương tiện khác.
- Tự động có chấm điểm SEO trong mỗi bài viết.
Nhược điểm
- Đây là nền tảng viết blog không có nhiều theme, do đó việc xây dựng blog cũng không làm thỏa mãn người sử dụng.
- Ngoài ra vấn đề chỉnh sửa trang web bằng tay và cần có kiến thức về code. Do đó đây là một hạn chế lớn với người dùng không thông thạo code. Điều này cũng ngăn cản một lượng lớn người dùng tới Silverstripe nếu mục đích ban đầu của họ là viết vì sở thích và tìm một địa chỉ đơn giản hơn.
7. Facebook
Bạn đọc có lẽ sẽ khá bất ngờ nếu thấy Facebook cũng nằm trong danh sách viết blog. Nếu bạn còn đang phân vân “Viết blog ở đâu tốt nhất?” Thì đáp án chính là Facebook! Tại sao lại không nhỉ?
Hiện nay ngoài sử dụng Facebook với mục đích giải trí, kinh doanh online,… người dùng có thể hoàn toàn biến tài khoản của mình thành một blog cá nhân chất lượng.
Bạn có thể viết blog trên trang cá nhân, hoặc tạo một fanpage riêng để viết nếu muốn ẩn danh. Hiện nay, các blog viết trên Facebook cũng đã không còn trở nên xa lạ nữa.
Ưu điểm:
- Đây là một trong các mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
- Facebook là dạng mạng xã hội, do đó blog được đăng tải trên nền tảng này có thể tiếp cận được nhiều người đọc hơn, blog của bạn cũng dễ phát triển hơn.
- Giao diện quen thuộc, dễ dùng đối với tất cả mọi người.
- Dễ thu hút được những người có cùng sở thích về blog của bạn.
- Tìm được các ý tưởng sáng tạo để viết blog.
- Blog trên Facebook có thể là bước đi đầu tiên trong việc phát triển blog sang các nền tảng khác như WordPress.
Nhược điểm:
- Người dùng nên quan tâm về vấn đề bảo mật Facebook khi bắt đầu viết blog ở đây.
- Có quá nhiều bài viết dạng blog nên có thể khó phát triển nếu bài của bạn chưa thực sự thuyết phục người đọc.
Kết luận
Vậy với thắc mắc “Viết blog ở đâu với người mới bắt đầu?”, K3 Content đã đưa ra các gợi ý về các địa chỉ phổ biến và phù hợp với người dùng nhất. Hy vọng bạn đọc sẽ tìm được một địa chỉ để bắt đầu và phát triển được một blog của riêng mình.
Đừng bỏ qua các bài viết chia sẻ hữu ích khác đến từ K3 Content ngay tại đây nhé!