Nội dung chính của bài viết
- Bỏ rượu, thuốc lá, chất gây nghiện càng sớm càng tốt.
- Hạn chế ở trong khu vực có nhiều hóa chất độc hại
- Chú ý đến tinh thần của bạn
- Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai: Hãy tập thể dục thường xuyên
- Khám tiền sản trước khi mang thai ít nhất 6 tháng
- Kiếm soát cân nặng của cơ thể
- Cần vững vàng về tài chính
- Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
- Bổ sung acid folic
- Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai
- Đọc sách 365 ngày chuẩn bị trước khi mang thai
Trước khi có ý đinh mang thai, các bậc làm cha mẹ thường phân vân lo lắng không biết mình cần chuẩn bị những gì, đặc biệt với những người lần đầu làm cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều mối lo lắng có thể được giải tỏa khi chị em chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình đặc biệt này. 365 ngày trước khi mang thai bố bẹ cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Bỏ rượu, thuốc lá, chất gây nghiện càng sớm càng tốt.
Nếu hút thuốc, uống rượu hoặc có sử dụng chất gây nghiện, bạn nên từ bỏ ngay bây giờ. Việc sử dụng thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sảy thai và bé nhẹ cân, chậm phât triển. Với nam giới, nếu hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng gây khó có con.

Hạn chế ở trong khu vực có nhiều hóa chất độc hại
Điều này cực kỳ quan trọng. Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc háo chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra khi sử dụng các hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tẩy, bạn cũng phải hết sức cần thận
Chú ý đến tinh thần của bạn
Bạn nên có trạng thái tâm lý tốt nhất nếu như muốn thụ thai. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng hoặc chán nản, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. Yoga và thiền cũng giúp bạn đánh bại căng thẳng hiệu quả.
Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai: Hãy tập thể dục thường xuyên
Bạn nên có kế hoặc tập thể dục mỗi ngày, đây là điều rất tốt cần được duy trì. Việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.
Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như Yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Khám tiền sản trước khi mang thai ít nhất 6 tháng
Khám sức khỏe tổng thể
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu, thiếu sắt, bị tiểu đường, hay các bệnh về dường máu có khả năng lây truyền sang con khi mang thai hay không. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tìm kháng thể đối với các bệnh nguy hiểm cho thai kỳ như cúm, rubelle, thủy đậu…
Khám sức khỏe sinh sản
Kiểm tra di truyền
Trong quá trình khám tiền sản, bác sĩ sẽ yêu cầu vợ chồng bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn rằng không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyển. Nếu bạn có rối loạn di truyển, con bạn sẽ có nguy cơ thừa hưởng tình trạng này. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc máu của bạn
Kiếm soát cân nặng của cơ thể
Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp. Điều này dược xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao dễ gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh. Những người có chỉ số BMI thấp dễ sinh con nhẹ cân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cân nặng phù hợp với minhg và cách điều chỉnh bạn nhé.
Cần vững vàng về tài chính
Quá trình mang thai sẽ tốn rất nhiều công sức và tiền bạc của các cặp vợ chồng. Do đó cần thiết phải có sự chuẩn bị tài chính thật vững mạnh để có thể chăm sóc tốt nhất cho em bé và cả gia đình. Có rất nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình trước, trong và sau khi mang thai như:
Chi phí bổ sung dinh dưỡng
Chi phí khám thai và sinh nở
Chi phí mua sắm đồ bầu
Chi phí chuẩn bị cho em bé
Chi phí nghỉ thai sản
Chi phí dự phòng bất trắc
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng
Để thụ thai, bạn cần tìm hiểu các cách tính ngày rụng trứng và những ngày dễ thụ thai nhất bằng ccahs ghi lại những ngày mình xuất hiện đèn đỏ hàng tháng. Từ đó, bạn sẽ biết chu kỳ của mình kéo dài bao nhiêu ngày.
Dựa vào nhiệt độ cơ thể, chất nhày cổ tử cung, bạn có thể biết ngày rụng trứng của mình. Theo dõi các dấu hiệu này thường xuyên để xác đình chính xác thời gian rụng trứng nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.
Bổ sung acid folic
Axit folic rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ vì nó giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung axit folic và các vitamin thiết yếu khác. Theo khuyến cáo, trước khi có thai ít nhất 3 tháng, bạn nên uống một viên bổ sung acid folic có chứa 400mcg mỗi ngày.
Bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của con sau này. Mẹ khỏe mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ. Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả bố và mẹ.
Đọc sách 365 ngày chuẩn bị trước khi mang thai
Những kiến thức về sức khỏe sinh sản và nuôi dạy con cái vô cùng cần thiết với các cặp vợ chồng trẻ hiện nay. Những kiến thức trong bộ sách sec kịp thời trang bị cho các bậc cha mẹ những kiến thức quan trọng từ khi người phụ nữ chuẩn bị mang thai , mang thai, sau sinh và nuôi dạy con cái. Bộ sách giống như một kim chỉ nam, bách khoan toàn thư về sinh sản và nuôi con mà tất cả các bậc cha mẹ đều nên biết.
Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đa có thêm một số thông tin hữu ích để cả hai vợ chồng chuẩn bị 365 ngày trước khi mang thai. Đừng quá lo lắng, mang thai là một hành trình thú vị, điều quan tọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình chu đáo.
121 Nguyễn Thị Lanh