{Chia sẻ} 9 yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Sự sống còn của doanh nghiệp không chỉ nằm trong doanh thu và lợi nhuận, đó là phần ngọn. Cốt lõi để phát triển lại nằm ở việc xây dựng xác yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp đó.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn đọc những yếu tố sống còn của văn hóa tác động tới doanh nghiệp, để từ đó làm nền tảng xây dựng một tập thể vững chắc.

1.Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị, niềm tin, hành vi, nhận thức và hướng tư duy được đồng thuận và hành động từ nhân viên trong doanh nghiệp đó, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của từng doanh nghiệp.

2. Vai trò của các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Hiện nay, xu hướng lấy khách hàng làm trung tâm đang diễn ra rất mạnh. Bởi tính hiệu quả của việc tập trung vào khách hàng trong thời đại sản phẩm ít có sự khác biệt.

Khách hàng hiện nay có thể tiếp thu rất nhiều thông tin, đa dạng trong sự lựa chọn cũng như khả năng lan tỏa trên mạng xã hội cực kỳ nhanh chóng.

Do vậy, thay vì tập trung vào thế khó như điểm khác biệt của sản phẩm, hay thông tin của sản phẩm có thể sao chép bất cứ lúc nào. Thì yếu tố văn hóa doanh nghiệp là bản sắc riêng, chỉ nhân viên và doanh nghiệp hiểu và đồng lòng, đối thủ không thể biết và làm theo.

Điều này trở thành điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp với nhau, trở thành “tài sản vàng” của công ty. Văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như:

2.1 Tăng tinh thần đoàn kết của tập thể

Văn hóa doanh nghiệp giống như một sợi dây vô hình gắn kết giữa sếp – nhân viên, và nhân viên với nhau. Giúp cho tất cả các thành viên có chung một hướng nhận định vấn đề, giải pháp cũng như hành động.

tang-tinh-than-doan-ket-cua-tap-the

Tăng tinh thần đoàn kết của tập thể 

Từ đó làm giảm đi những xung đột không đáng có, sự việc sẽ dễ giải quyết hơn rất nhiều khi tất cả đều vì một mục tiêu chung, và trên hết là tăng tính đoàn kết, tạo nên sức mạnh to lớn của tập thể.

2.2 Kiểm soát các vấn đề dễ dàng hơn

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự đồng nhất trong quy trình xử lý các vấn đề, các chuẩn mực, quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp làm hẹp lại các phạm vi lựa chọn, và xử lý vấn đề nhanh chóng hơn.

2.3 Tạo ra động lực cho tất cả các thành viên

Văn hóa của doanh nghiệp giúp nhân viên nhìn nhận rõ ràng về mục tiêu, định hướng, và giá trị của cá nhân khi xuất hiện ở trong tổ chức. Là tiền đề tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp, môi trường làm việc bền vững và lành mạnh.

2.4 Tạo ra lợi thế cạnh tranh

Sản phẩm hay thông tin trong thời đại công nghệ hiện nay, cực kỳ dễ bị sao chép. Chỉ có bản sắc riêng của doanh nghiệp thì đối thủ không thể nào bắt chước, điều đó trở thành điểm khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường, và giúp cạnh tranh một cách công bằng, văn minh và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại.

2.5 Tạo lực hướng tâm chung cho toàn bộ doanh nghiệp

Người lao động làm việc không chỉ vì tiền, họ có nhu cầu tự khẳng định mình và phát triển, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu an ninh…

Doanh nghiệp sẽ thật sự sai lầm nếu như suy nghĩ nhân viên chỉ cần lương cao là đủ. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài với công ty khi họ làm việc trong một môi trường họ cảm thấy có hứng thú, có động lực làm việc, cũng như có được cơ hội được tự khẳng định mình để thăng tiến.

Trong một doanh nghiệp xây dựng văn hóa văn minh, nhân viên sẽ cảm nhận được vai trò của mình trong doanh nghiệp, thúc đẩy họ làm việc có mục đích và vì mục tiêu chung.

2.6 Khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế

Đối với môi trường văn hóa làm việc tốt, mọi nhân viên đều được khuyến khích để góp ý tưởng, tạo ra những phát kiến mới để tối ưu hóa quy trình làm việc, cải tiến công việc hiệu quả hơn.

Sự khích lệ nhân viên góp phần vào việc phát huy tính sáng tạo, tạo ra động lực gắn bó với doanh nghiệp một cách lâu dài và tích cực.

khich-le-qua-trinh-doi-moi-va-sang-che

Khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế 

2.7 Hạn chế những ảnh hưởng xấu

Nếu doanh nghiệp không tập trung vào việc xây dựng văn hóa, cả một tập thể rất dễ rơi vào những cơ chế quản lý cứng ngắc, chuyên chế, không theo một luật lệ cụ thể nào. Từ đó khiến cho nhân viên trở nên hoang mang, sợ hãi, thái độ thờ ơ hay chống đối lãnh đạo một cách thiếu tổ chức.

Nếu như văn hóa doanh nghiệp không được chú trọng, điều đó tác động tiêu cực với doanh nghiệp, nhân sự và cả khách hàng:

  • Khi đó văn hóa doanh nghiệp trở thành đấu đá nội bộ, cạnh tranh khốc liệt giữa các đồng nghiệp, khiến mục tiêu trở thành chiến thắng lẫn nhau, thay vì mục tiêu phụng sự khách hàng.
  • Nhân viên không cảm thấy sự chắc chắn dành cho bản thân, cảm thấy không phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp, sẽ ưu tiên quyền lợi của mình trước khi nghĩ đến quyền lợi của khách hàng.

Xem thêm:

Từ đó, bạn đọc có thể thấy được vai trò của văn hóa doanh nghiệp hiện nay. Nó tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, xây dựng một môi trường làm việc tích cực, phát huy được thế mạnh và thể hiện từng vai trò của cá nhân trong sự phát triển của tập thể nói chung.

3. Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Để cấu thành văn hóa doanh nghiệp, là sự tổng hòa của nhiều yếu tố xuất phát từ bên trong doanh nghiệp và cả môi trường bên ngoài tác động vào. Bài viết cũng sẽ đề cập đến những ví dụ về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

3.1 Yếu tố tác động từ bên ngoài

Các yếu tố từ bên ngoài có thể kể đến như: yếu tố văn hóa của dân tộc, học hỏi từ các doanh nghiệp khác cũng như các xu hướng phát triển mới

3.1.1 văn hóa dân tộc  – yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Văn hóa vùng miền đều có một số đặc trưng nhất định. Tùy thuộc vào sự phát triển,trình độ văn hóa và diễn biến lịch sử, mà các cá nhân sống trong khu vực đó cũng có những ảnh hưởng nhất định lên lối sống, cách suy nghĩ, và cách phản ứng để phù hợp với vùng miền.

Vì vậy, doanh nghiệp cũng không thể nằm ngoài sự tác động của văn hóa dân tộc.

Ví dụ: Các doanh nghiệp Việt Nam có quy định về việc nghỉ lễ cho nhân viên, có thêm những phần thưởng nhỏ cho sự đóng góp của nhân viên trong thời gian làm việc nỗ lực.

3.1.2 Học từ các doanh nghiệp khác

Việc học hỏi đối thủ có thể qua nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, các buổi giao lưu doanh nghiệp…từ đó rút ra được những bài học riêng, chọn lọc những cách làm phù hợp cho doanh nghiệp mình.

hoc-hoi-tu-viec-giao-luu-voi-cac-doanh-nghiep

Học hỏi từ việc giao lưu với các doanh nghiệp 

Ví dụ: Thông qua những buổi hội thảo, các doanh nghiệp và cá nhân giao lưu, chia sẻ những thông tin giá trị, để học hỏi và áp dụng một cách hợp lý.

3.1.3 Khai thác xu hướng hoặc trào lưu mới thành yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp 

Xã hội không ngừng chuyển động, kéo theo sự tiếp nhận của những trào lưu mới, mà doanh nghiệp cũng cần tiếp thu, để lựa chọn những giá trị phù hợp, để doanh nghiệp hòa chung với sự phát triển văn hóa, xã hội, tạo ra những điều thú vị mới, nâng cao hiệu suất công việc và tăng khả năng kết nối nhân viên với nhau.

Ví dụ: xu hướng sử dụng ngoại ngữ, tin học văn phòng tại nơi làm việc, xu hướng tổ chức các buổi gắn kết nhân viên sau những giờ làm căng thẳng.

Giá trị văn hóa mà doanh nghiệp học hỏi được là việc doanh nghiệp tiếp thu các quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc trong quá trình hình thành và hoạt động ở một khoảng thời gian nhất định.

Mỗi một doanh nghiệp đều có bản sắc văn hóa của riêng mình, làm nên nét riêng biệt, phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc gạt phăng đi những quan niệm mới, mà hãy chọn lọc những giá trị phù hợp với doanh nghiệp, áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo.

3.2 Yếu tố tác động từ bên trong

Bên cạnh những yếu tố tác động từ bên ngoài, thì nội bộ của doanh nghiệp cũng tạo nên sự ảnh hưởng cực kỳ lớn trong sự phát triển văn hóa của doanh nghiệp.

3.2.1 Nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

Lãnh đạo là người đặt nền móng cho sự phát triển cả kinh tế và văn hóa của doanh nghiệp. Nên họ là người hiểu rõ nhất về yếu tố văn hóa của công ty, và nó phản ánh cả cá tính, triết lý riêng của chính bản thân người lãnh đạo.

Họ dựa vào tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, để hình thành biểu tượng, ngôn ngữ, cách ứng xử, giao tiếp trong công ty.

nha-lanh-sao-la-yeu-to-anh-huong-den-van-hoa-doanh-nghiep

 

Nhà lãnh đạo là yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Ví dụ: trong một buổi họp nhân viên, giám đốc của công ty phát biểu về sứ mệnh, giá trị cốt lõi và phục vụ cho cộng đồng, để truyền lửa và tiếp thêm sức mạnh làm việc đối với nhân viên.

3.2.2 Môi trường làm việc – yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Đây là nơi văn hóa doanh nghiệp được thể hiện vai trò của nó. Một môi trường làm việc lành mạnh, có sự gắn kết, cùng hướng tới một mục tiêu chung…sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa doanh nghiệp vô cùng lớn mạnh.

3.2.3 Học từ kinh nghiệm của cá nhân và tập thể – yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Là những bài học được rút ra khi xử lý những vấn đề chung, sau được ghi chép lại và phổ biến cho toàn bộ công ty, để họ được biết và áp dụng vào công việc.

Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sau khi xử lý một vấn đề nào đó, khi thấy có thể cải tiến quy trình làm việc, thì hãy đề xuất để đóng góp cho doanh nghiệp.

Những kinh nghiệm tập thể này tác động đến cách xử lý công việc của công ty, để nâng cao hiệu suất công việc và cải thiện các mối quan hệ trong một tập thể.

Ví dụ: Cải tiến quy trình tư vấn khách hàng, để khách hàng nắm được thông tin nhanh nhất cũng như có được dịch vụ chăm sóc tốt nhất.

3.2.4 Những giá trị đóng góp của nhân viên mới

Nhân viên mới đem lại sự thay đổi, cách tân những giá trị đã cũ và không còn phù hợp với hiện thời. Nếu quan điểm đó phù hợp với giá trị văn hóa doanh nghiệp, từ cá nhân sẽ tác động đến phòng ban, lan sang các phòng ban khác, và cuối cùng là lan tỏa đến cho cả một doanh nghiệp.

Do vậy, nhân viên cũng chính là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên bản sắc riêng của văn hóa doanh nghiệp. Vấn đề nằm ở việc cấp quản lý có nhận ra được điểm nổi bật này, để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu là giá trị tích cực cho một tập thể, thì tạo cơ hội để cá nhân có thể phát huy hết tiềm năng.

Ví dụ: Ý kiến đóng góp của nhân viên mới về việc cải tiến cách thức làm việc với bộ phận kế toán về hóa đơn chứng từ, tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

Nếu là tiêu cực thì nên đưa vào khuôn khổ, để điều chỉnh lại cho phù hợp với văn hóa chung. Trong quá trình tuyển dụng nhân sự, ngoài yếu tố về chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm… doanh nghiệp cần quan tâm đến việc cá nhân đó có phù hợp với văn hóa mà công ty đang xây dựng hay không?

3.2.5 Chiến lược tuyển dụng – yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Công ty xây dựng được nền văn hóa tích cực, sẽ thu hút được nhiều ứng viên tham gia hoạt động. Bởi công ty có thể vận hành mạnh mẽ, là do nền tảng về nhân sự vững chắc.

Nhà tuyển dụng cần có chiến lược chọn người xét trên nhiều khía cạnh từ chuyên môn đến cách phản ứng vấn đề, quan sát những điều diễn ra trong buổi phỏng vấn, để nhận định ứng viên đó có phù hợp hay không.

Nhờ vào quy trình tuyển dụng khắt khe, kỹ lưỡng, mới có thể tìm được những ứng viên sáng giá.

 

chien-luoc-tuyen-dung-la-yeu-to-van-hoa-anh-huong-den-doanh-nghiep

Chiến lược tuyển dụng là yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp 

Ví dụ: bộ phận tuyển dụng vạch ra những tiêu chí để lựa chọn nhân sự như kinh nghiệm làm việc, chuyên môn nghiệp vụ, đặt ra một số tình huống cụ thể để đánh giá phản ứng của ứng viên.

3.2.6 Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và lao động trong ngành

Hoạt động kinh doanh cụ thể sẽ đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp đó. Đối với những doanh nghiệp cung cấp các hoạt động, dịch vụ thì văn hóa sẽ mềm mỏng, tôn vinh khách hàng. Với những doanh nghiệp sản xuất, lại ưu tiên sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng hành động và cách làm việc.

Trên đây, bài viết đã đề cập đến 9 yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cũng như tầm quan trọng của nó đến với sự phát triển chung của công ty.

Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức giá trị trong quá trình xây dựng một tập thể lớn mạnh và phát triển không ngừng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *